Thứ bảy, 19/6/2021, 16h50

Giải trí mùa hè 2021: Hàng loạt chương trình lỗi hẹn với thiếu nhi

Hng năm c vào tháng 5, tháng 6 là sân khu thiếu nhi li sôi đng vi hàng lot chương trình ngh thut đc sc, hp dn. Năm nay, các chương trình đã đưc chun b chn chu, kng đ phc v nhưng đu phi gác li vì dch Covid-19. Không có hot đng vui chơi, sân khu tm hoãn, mùa hè này tht đc bit đi vi các em thiếu nhi.


Chương trình ngh thut xiếc cũng tm ngng vì dch Covid-19

Ngưng vì dch

Hàng loạt chương trình dành cho thiếu nhi của Điền Quân, Jet Studio, Sen Vàng… như: Biệt tài tí hon, Thần tượng tương lai, Gia đình thông thái, Người hùng tí hon, Tuyệt đỉnh song ca nhí, Thử tài siêu nhí, Sao nối ngôi nhí, Tiếu lâm tứ trụ nhí, Đấu trường âm nhạc nhí, Sếp nhí khởi nghiệp, Ai sẽ thành sao nhí… đều đã tạm dừng. Trong khi đó, sân khấu thiếu nhi cũng “xếp kho” mặc dù trước đó đã được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo để phục vụ khán giả nhí. Đơn cử như vở nhạc kịch Bầy chim thiên nga vừa ra mắt đã nhận được sự chào đón nhiệt tình của công chúng. Đây là vở nhạc kịch lấy cảm hứng từ tác phẩm cùng tên trong truyện cổ tích Andersen với nhiều câu chuyện đơn giản về lòng thương người, tình cảm gia đình, tuy nhiên, vở kịch chỉ diễn được hai đêm phải tạm ngừng để phòng tránh dịch Covid-19, khiến nghệ sĩ lẫn khán giả đều tiếc nuối.

Chào đón mùa hè năm nay, Liên đoàn Xiếc Việt Nam có hai chương trình được dàn dựng khá công phu, trong đó, một chương trình mang tên Biệt đội anh hùng do 4 đạo diễn trẻ dàn dựng, một chương trình xiếc đặc biệt gồm các tiết mục xiếc thú với chủ đề rừng và muông thú với sự tham gia biểu diễn của những con lợn, trâu, mèo, ngựa, vẹt, dê… Dù đã lên kế hoạch với nhiều suất diễn liên tục trong dịp này, nhưng giờ đành phải ra thông báo hủy, hoãn và không biết đến bao giờ rạp xiếc mới được sáng đèn.

Trong khi đó, Sân khấu IDECAF (Q.1) cũng chung số phận. Thương hiệu kịch Ngày xửa ngày xưa đã trở lại sau một năm đã chính thức bán hết vé cho mười mấy suất chiếu đầu của phần mới nhất - phần 33 Thuyền trưởng Sinh Bá và nàng tiên cá đen xì. Phần này nhận về nhiều phản hồi tích cực, ngóng chờ của thiếu nhi và cha mẹ khu vực phía Nam. Đi kèm với thương hiệu này là những gương mặt quen thuộc của các nghệ sĩ Hữu Châu, Thành Lộc, Mỹ Duyên… Thông tin tạm ngưng sân khấu từ ngày 3-5 đã khiến khán giả hụt hẫng.


Chương trình Ngày xa ngày xưa dành cho thiếu nhi nay đã tm ngng biu din

Chương trình xiếc của Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, chương trình văn nghệ tổng hợp của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM và nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giải trí, nghệ thuật cũng trong tình cảnh tương tự. Việc ngừng các hoạt động giải trí, sân khấu thiếu nhi cùng với giãn cách xã hội đã khiến cho mùa hè của các em dài hơn bao giờ hết.

G khó cho ngh thut

Có thể nói, hàng loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc sẵn sàng để phục vụ thiếu nhi dịp mùa hè 2021 nhưng đều bị gác lại do dịch Covid-19 khiến các nhà hát không khỏi “lao đao” vì không diễn sẽ không có nguồn thu, nghệ sĩ buồn vì không được biểu diễn và các em thiếu nhi không được xem các chương trình nghệ thuật chất lượng.

Trước khó khăn đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) đang có kế hoạch đưa chương trình nghệ thuật của các nhà hát lên truyền hình và lên mạng xã hội.

Được biết theo kế hoạch này, mỗi đài truyền hình sẽ hỗ trợ lên sóng trong các tháng 7, 8, 9 ngay cả khi các nhà hát có thể biểu diễn trở lại việc đưa chương trình lên sóng, lên mạng vẫn tiếp tục. Các nhà hát sẽ làm chương trình song song cả online lẫn diễn trực tiếp, trong đó diễn trực tiếp các chương trình mới, còn chương trình cũ hơn thì đưa online.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để chương trình thiếu nhi thực sự thu hút cần nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là được xã hội ủng hộ, có chính sách cởi mở về nội dung và đầu tư tài chính. “Nếu có những phim hay, chương trình tốt, trẻ vẫn thích thú theo dõi. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cần chú trọng đầu tư chương trình một cách chỉn chu, đúng chất, tạo cho trẻ những sản phẩm gần gũi mà lạ lẫm, kích thích thị giác, nội dung thu hút, đi kèm với tính giáo dục nhằm kéo trẻ ra khỏi chiếc điện thoại thông minh” - một người làm nghệ thuật chia sẻ.

Em Nguyn Ngc Tho Ly (13 tui, ng Q.10) tâm s: “Mùa hè năm nay tht đc bit vì ch  quanh qun trong nhà đ phòng dch bnh. Các chương trình, gameshow cho chúng em cũng ngng khiến em rt bun. Mong rng s có nhiu chương trình truyn hình hay, b ích đ em có th xem đ bun, đi dch qua đ thoi mái “tung bay” thay cho nhng ngày giãn cách trong nhà”.


Cnh trong v nhc kch By chim thiên nga

Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội, Youtube, trẻ dễ dàng tìm kiếm đoạn video có nội dung như: Heo Peppa Pig thử thách treo cổ, cầm dao hoặc Spiderman và Elsa có những hành động phản cảm, tự tử theo Momo... Những nội dung độc hại này đều lựa chọn các nhân vật hoạt hình được nhiều trẻ em yêu mến. Ở độ tuổi mầm non, tiểu học, các em không thể phân biệt được clip đó tốt hay nguy hại. Các em xem vì thích những thứ màu sắc, mới lạ, mang hình tượng mình yêu quý như công chúa, siêu nhân, anh hùng… “Mạng xã hội là một kênh màu mỡ để thiếu nhi giải trí, nhưng cũng tồn tại nhiều mối nguy cho trẻ khi xem. Chính vì vậy cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ để loại trừ những nội dung xấu, tránh các em xem những nội dung độc hại, nguy hiểm” - anh Nguyễn Minh Thành (ngụ Q.3) chia sẻ.

Chị Nguyễn Thu Thủy (giáo viên một trường THCS) bày tỏ: “Có nhiều chương trình cho thiếu nhi sẽ giúp các em vui hơn và sẽ học được những nội dung hữu ích, mang tính giáo dục. Song song với đó, cha mẹ cũng nên giáo dục con mình hằng ngày, nhắc nhở các em không tương tác với những thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm duyệt”.

Thúy Kiu