Thứ năm, 5/12/2019, 21h36

Giữ “lửa” nghề cho xiếc

Cũng ging như các loi hình ngh thut truyn thng khác, b môn ngh thut xiếc đang gp nhiu khó khăn ba vây nhưng các ngh sĩ (NS) vn quyết tâm gi “la” cho ngh

Nhiu nhóm xiếc dân lp v các min quê ho lánh, đến các đa bàn dân cư nh đ biu din

Gian nan vi ngh đã la chn

Hiện nay, hầu hết các bộ môn nghệ thuật truyền thống đều phải “tự thân vận động” để tìm chỗ đứng trong khán giả, trong đó có bộ môn nghệ thuật xiếc. Xiếc từ lâu được coi là bộ môn nghệ thuật mà người NS phải đổ nhiều mồ hôi nhất. Nếu không có lòng kiên trì và nghị lực bền bỉ thì người NS không thể chung thủy suốt đời với nghề xiếc được. Bên cạnh đó, tinh thần dũng cảm, ý chí khuất phục đỉnh cao nghệ thuật cũng là đòn bẩy để nâng tầm vóc của diễn viên xiếc. Mặc dù trên sàn tập có đủ lưới, dây, cọc là dụng cụ “bảo hộ lao động” nghiêm ngặt nhưng chuyện tai nạn nghề nghiệp gần như là cơm bữa đối với anh em mới vào nghề.

Một lần tại sân khấu xiếc Công viên Gia Định, Q.Gò Vấp, nhiều người đã hoảng hồn và hét lên khi chứng kiến nữ NS H.T té từ độ cao 3m trong tiết mục đu dây bằng dải lụa khi luyện tập. May thay, nữ NS của đoàn xiếc Mặt Trời Đỏ chỉ ngất xỉu một lúc nhưng sau đó đành phải bỏ buổi tập với đồng nghiệp. Không chỉ ở trên cao ngay ở dưới mặt đất, những cú trượt, té ngã luôn rình rập các NS trong thời gian tập luyện hay chạy chương trình. Khi nghe câu hỏi thắc mắc: “Nghề xiếc là nghề đầy rủi ro mà nhiều anh em vẫn đeo đuổi?” thì NS Phi Sơn - Trưởng đoàn xiếc Bầu Trời Xanh đáp: “Khi chọn nghề, anh em coi đó là cái nghiệp và chấp nhận tất cả. Trong nghề này, vinh dự và gian nan ngang bằng nhau. Thế nhưng được biểu diễn là niềm vui lớn lao nhất của người NS”.

Rõ ràng niềm đam mê chính là chiếc chìa khóa vạn năng để người NS xiếc mở tung cánh cửa nghệ thuật chấp nhận cuộc đời biểu diễn đầy cam go. Tình yêu nghệ thuật đã trở thành liều thuốc tinh thần giúp họ vượt qua tất cả, chấp nhận sống chung với những rủi ro mà ai cũng có thể tiên liệu trước.

Xiếc là môn nghệ thuật đòi hỏi nhiều yếu tố phức tạp như phải có sân khấu tròn, âm thanh, ánh sáng chỉn chu mực thước, đặc biệt phải có bảo hiểm cho người NS khi thực hiện những động tác nguy hiểm. Trước đây, nhìn các bộ môn nghệ thuật khác như ca nhạc, múa, kịch tách nhóm đi lưu diễn nhiều nơi để giữ nghề, anh em trong đoàn xiếc đều thèm thuồng. Tuy nhiên, với yêu cầu của bộ môn đặc thù, xiếc không thể “đồng bộ hóa” như thế được.

Le lói tng tia hy vng

NSƯT Phi Vũ - đoàn xiếc TP.HCM cho hay, sân khấu xiếc không thể bình dân và đơn giản hóa được mà phải bảo đảm những yếu tố mạo hiểm khi trình diễn. Nhà thi đấu, nhà văn hóa, sân trường học không phải là địa điểm lý tưởng cho sân khấu xiếc được. Đây chính là bài toán không có lời giải cho lối thoát của nghệ thuật xiếc trong thời kỳ sân khấu lớn ế ẩm hàng đêm.

Cái khó ló cái khôn, nhiều nhóm xiếc đã tự “ra riêng” để mưu sinh theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Đây là tình trạng có nhiều nhóm xiếc dân lập về các miền quê hẻo lánh, đến các địa bàn dân cư nhỏ để biểu diễn. Thay vì quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống, họ lại thuê nhân viên mặc áo hề xiếc chạy xe máy vòng vòng để phát rải tờ rơi tận tay người dân. Sân khấu chủ yếu là nhà văn hóa, nhà thi đấu các quận huyện với các tiết mục đơn giản như đi xe đạp một bánh, ảo thuật, xiếc thú, uốn dẻo, thăng bằng trên thang. Các tiết mục ở độ cao hoặc cần một sân khấu tròn thì đành cất lại ở nhà.

Tại một nhà văn hóa ở huyện ngoại thành TP.HCM, để có tiết mục thiếu nữ đi trên dây, đoàn xiếc M. đã giăng dây một cách sơ sài giữa hàng ghế đầu của khán giả mà không hề có bảo hiểm. Sau tiết mục xiếc trăn, xiếc cá sấu khán giả tràn lên xem trong đó có cả trẻ em rất nguy hiểm. Những buổi biểu diễn đánh lẻ này, các NS xiếc phải vào 2 vai, không chỉ biểu diễn trên sân khấu mà còn phải làm nhân viên phục trang, đạo cụ, dựng sân khấu, bán vé và cả bán... đồ ăn. Sau mỗi tiết mục biểu diễn, một vài NS nữ để nguyên trang phục xiếc ra phía bên hông sân khấu bán nước ngọt, bán cá viên chiên, mì xào... như người bán hàng rong ngoài chợ. Nữ NS M.B chia sẻ: “Ban đầu cũng hơi e ngại nhưng sau quen dần. Có như vậy mới được đi biểu diễn chứ ở nhà nằm một chỗ chán lắm”. Theo chị, đây cũng là cách giữ “lửa” nghề cho xiếc. Tuy nhiên, gần đây cách làm này đang bị khán giả xa lánh vì bị nhiều “gánh xiếc rong” mạo danh, lừa đảo lấn lướt.

Gn đây, ngh thut xiếc ti TP.HCM đã có nhiu tín hiu vui khi sân khu xiếc Công viên Gia Đnh đã đưc nâng cp vi kinh phí hàng chc t đng đ phc v tt hơn cho khán gi. Song song đó là mt rp xiếc mi ti Sân vn đng Phú Th đã đưc khi công, d kiến 2025 có th đi vào hot đng đ anh em có mt “ngôi nhà chung” đàng hoàng hơn.

Theo tâm sự của các NS, do tình yêu nghề quá lớn nên chuyện chia tay với bộ môn nghệ thuật này không hề đơn giản. Đó là một quá trình đào tạo lâu dài từ lúc tuổi vị thành niên mà không phải lúc nào cũng được gia đình chấp thuận ngay từ đầu. NS Vương T. phải lấy vợ cùng nghề ở trong đoàn vì các cô gái khác từng quen trước đó không muốn chồng mình làm nghề xiếc. NS xiếc rõ ràng là những người phải chịu thiệt thòi theo cấp số cộng so với các bộ môn khác. Độ tuổi và thể lực cũng là rào cản nghề nghiệp vô cùng khắt khe cho một diễn viên xiếc. Những anh em còn trụ vững trên sân khấu tròn là vì họ muốn giữ “lửa” nghề và để cống hiến cho đời những vẻ đẹp nghệ thuật mà không phải môn nghệ thuật nào cũng có được.

Bài, ảnh: Phương Đăng