Thứ bảy, 12/10/2019, 21h40

Hiểu đúng bản thân trước khi chọn nghề

Vi câu chuyn hưng nghip, nhng băn khoăn ca hc sinh thưng xut phát vic “chưa hiu mình”, thiếu t tin vào bn thân khi chn la ngành ngh.

Chuyên gia tư vn chia s nhng vưng mc khi la chn ngành ngh cho hc sinh Trưng THPT Ging Ông T (Q.2) trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc

Yêu thích văn chương, sao phi t ti?

Một trong những câu chuyện về hướng nghiệp được khá nhiều học sinh quan tâm hiện nay nhưng ngại nói ra đó là tâm lý e ngại khi có xu hướng theo ngành nghề khoa học xã hội và nhân văn - yêu thích môn văn và mong muốn đi chuyên sâu ở bộ môn này. Tâm lý này “nặng nề” nhất là ở các em học sinh nam. Căng thẳng hơn, nhiều học sinh thậm chí bày tỏ rằng ba mẹ, bạn bè và cả thầy cô giáo còn đặt vấn đề: “Học văn giúp gì cho đời?”. Với tâm lý này, thầy Trần Lê Duy (giáo viên môn ngữ văn Trường Trung học Thực hành, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết chính bản thân thầy cũng đã từng có thời gian trải qua những phân biệt, định kiến như thế. “Thời đi học, tôi đã không ít lần nghe những câu cảm thán của bạn bè, kiểu như: “Con trai mà học văn, yếu đuối ủy mị”. Rồi khi đi làm, thỉnh thoảng vẫn nghe câu: “Giáo viên dạy văn là thầy á?”. Thậm chí, có người còn chân thành khuyên: “Thôi, đi dạy vài năm vì đam mê rồi để gia đình, bạn bè sắp xếp công việc khác ổn định hơn””.

Tuy nhiên, theo thầy Duy, trên thực tế chỉ bản thân mới nhận ra mình thích nhất, hợp nhất với điều gì. Không phải ngành nghề gì thịnh hành cũng là “chân giá trị”. Điều quan trọng là mình biết năng lực của bản thân ở đâu, rồi hướng ngành nghề theo năng lực đó, và tự tin với những gì mình chọn.

Học khối ngành mỹ thuật: biết vẽ là chưa đủ

Khẳnh định này được ThS. Võ Ngọc Nhơn (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) đưa ra trước sự quan tâm của nhiều học sinh với khối ngành mỹ thuật trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức. ThS. Nhơn cho biết khối ngành mỹ thuật đòi hỏi tố chất về sự sáng tạo, yếu tố thẩm mỹ, nhưng sự sáng tạo đó được đặt trong một áp lực trước khối lượng công việc luôn đòi hỏi phải mới mẻ, thức thời.

Bên cạnh đó, theo ThS. Nhơn, đặt trong bối cảnh thế giới phẳng, công nghệ phát triển như hiện nay, các ngành nghề đều phải gắn liền với công nghệ thông tin. “Mỹ thuật không chỉ vẽ bằng tay mà còn phải sử dụng công nghệ, phần mềm để xử lý, do đó đòi hỏi người học phải có thêm tố chất về công nghệ thông tin. Nếu thật sự đam mê và yêu thích khối ngành mỹ thuật, các em nên tìm hiểu thật kỹ về ngành nghề này. Mỗi trường đào tạo về khối ngành này có thể sẽ có những yêu cầu riêng trong môn năng khiếu. Vì vậy, xác định theo học trường nào thì các em phải cân nhắc kỹ. Và khi đã xác định theo học, các em nên đăng ký tham gia các lớp ôn về năng khiếu, chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ”, ThS. Nhơn nhấn mạnh. Đối với cơ hội nghề nghiệp, ThS. Nhơn cho rằng người học nên chuẩn bị sẵn sàng về năng lực tiếng Anh để có thêm sự đa dạng về cơ hội nghề nghiệp trong khối ngành này.

Bên cạnh đó, thiết kế đồ họa cũng là ngành được nhiều học sinh quan tâm, nhất là đặt trong bối cảnh các công việc đều gắn với sự sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn: chưa biết phối màu, chưa hiểu gì về thiết kế thì có theo học ngành này được không? Giải đáp vướng mắc này, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức, Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM) cho biết: Thông thường, để có thể theo học một ngành nghề nào, trước hết người học phải có năng khiếu, niềm yêu thích với ngành nghề đó cùng một vài hiểu biết đơn giản về nó. Khi vào học chính thức, người học sẽ được trang bị tất cả những kiến thức chuyên sâu về ngành nghề đó. Với ngành thiết kế đồ họa thì bao gồm cả kiến thức về phối màu sắc, thiết kế, sáng tạo. Chỉ cần các em có đam mê, yêu thích và quyết tâm cùng năng khiếu về vẽ, sự sáng tạo là có thể theo học ngành này.

Làm sao biết mình hp vi ngành ngh nào?

Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM), để biết bản thân có tố chất trong ngành nghề nào, người học có thể tham khảo các phương pháp trắc nghiệm có uy tín, khám phá khả năng của bản thân. Đồng thời sử dụng thêm các “kênh tư vấn” như thầy cô, bạn bè, gia đình để có những đánh giá, nhìn nhận khách quan nhất về năng lực, sở trường của bản thân. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tự mình hiểu… mình. Theo đó, các em nhìn thẳng vào quá trình học tập của mình, xem nổi trội ở môn học nào, có năng khiếu về lĩnh vực gì. Tất cả những kênh tham chiếu cũng chỉ là thông tin tham khảo để các em cân nhắc, từ đó đưa ra quyết định ngành học phù hợp nhất.

Bài, ảnh: Yến Hoa