Thứ bảy, 27/2/2021, 12h15

Hóa giải hội chứng “Monday Blues” ở học sinh THPT

“Monday Blues” (tm dch: Th hai xanh) là thut ng đưc s dng đ gi tên “Hi chng ngày th hai” - tình trng xung tinh thn ca con ngưi sau hai ngày ngh cui tun. Thut ng này ln đu tiên đưc công b vào năm 2005 và dn tr nên ph biến đ ám ch vic con ngưi u oi, mt mi, không mun hc tp, làm vic khi bt đu tun mi.


Hunh Hng Ngc và Lê Nguyn Minh Quân gii thiu đ tài ti vòng chung kết Cuc thi khoa hc k thut dành cho hc sinh trung hc ti TP.HCM

Với mong muốn phát đi lời cảnh báo và thay đổi hội chứng này trong giới học sinh THPT, hai học sinh lớp 11A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) là Huỳnh Hồng Ngọc và Lê Nguyễn Minh Quân đã cùng nhau nghiên cứu đề tài “Thực trạng Monday Blues ở học sinh THPT và một số giải pháp”.

Trên 70% hc sinh THPT mc hi chng “Monday Blues”

Chia sẻ về lý do nghiên cứu đề tài, Hồng Ngọc và Minh Quân cho biết cả hai nhìn từ chính thực trạng “những ngày thứ hai đầy mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài của bản thân và bạn bè trong lớp”. “Tuần mới bắt đầu sau hai ngày nghỉ cuối tuần, chúng em thường có cảm giác thiếu năng lượng, mệt mỏi, uể oải về thể xác và cả tinh thần. Việc học vì thế không tập trung, dẫn đến không hiệu quả”, Hồng Ngọc và Minh Quân chia sẻ. Đôi bạn cho hay, ngày đầu tuần đi học, trong buổi sáng trạng thái Facebook của bạn bè thường xuất hiện những câu cảm thán tiếc nuối hai ngày nghỉ cuối tuần, ước ao được nghỉ thêm. Khảo sát trên 550 học sinh trong trường (từ lớp 10 đến lớp 12), Hồng Ngọc và Minh Quân cho biết có trên 70% học sinh mắc hội chứng “Monday Blues” với các biểu hiện về tinh thần và thể lực. Cụ thể, trên 88% học sinh đi học lại vào ngày thứ hai với tinh thần mệt mỏi, trên 73% học sinh đi học lại vào ngày thứ hai với thể lực “thiếu sức sống”. “Các biểu hiện chán nản, mệt mỏi sẽ càng rõ rệt vào buổi sáng ngày thứ hai và có dấu hiệu giảm dần vào chiều tối cùng ngày. Thế nhưng, việc đi học trong sáng đầu tuần với thể lực, tinh thần không hào hứng sẽ dẫn đến việc học thiếu tập trung. Điều này sẽ tác động xấu đến kết quả học tập, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ trong nhà trường cũng như các mối quan hệ bạn bè, thầy cô… Nguy hiểm hơn là không ít bạn dù nhận ra dấu hiệu xấu này nhưng lại loay hoay không biết làm cách nào để thoát ra được”, Hồng Ngọc cho biết.

Việc khảo sát được Hồng Ngọc và Minh Quân thực hiện qua phiếu với 13 câu hỏi, các câu hỏi được xây dựng một phần dựa trên biểu hiện của “Hội chứng ngày thứ hai” đã được giới khoa học công bố trước đó, một phần dựa vào chính cảm giác của “người trong cuộc”. “Thường thì khi trải qua những ngày nghỉ cuối tuần ở nhà với việc ngủ nướng, không phải lo bài vở, không lo kiểm tra bài cũ, đa số học sinh sẽ đến trường với cảm giác tiếc nuối, muốn được nghỉ ngơi, thư giãn, chưa muốn trở lại hoạt động học tập. Ngoài ra, các câu hỏi còn được nhóm xây dựng để gỡ nút thắt, tức là hỏi dựa trên những nguyên nhân nhằm đưa ra giải pháp để hóa giải hội chứng này”, Minh Quân cho hay.

Bên cạnh việc tiếc nuối những ngày nghỉ cuối tuần, nguyên nhân của hội chứng “Monday Blues” ở học sinh THPT còn được Hồng Ngọc và Minh Quân chỉ ra là đến từ các nguyên nhân khách quan khác như: nội dung tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm sáng thứ hai không khiến học sinh hào hứng; áp lực bởi các môn học trong thời khóa biểu; các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ trong ngày thứ hai không lôi cuốn được học sinh; bị tác động bởi những ảnh hưởng xấu trên mạng xã hội…

Thông đip gi đến nhà trưng, giáo viên

Từ việc thực hiện nghiên cứu đề tài hội chứng “Monday Blues”, Hồng Ngọc và Minh Quân mong muốn có thể phát đi thông điệp gửi đến nhà trường, giáo viên trong việc đổi mới hoạt động giảng dạy và sinh hoạt trong ngày thứ hai để mang đến cho học sinh một tuần học tập đầy năng lượng, sôi nổi. “Phần lớn các bạn học sinh trong trường được khảo sát đều cho rằng ngày thứ hai là một ngày vô cùng quan trọng trong tuần, nếu tinh thần và thể lực ngày đầu tuần không tốt có thể ảnh hưởng xấu đến cả tuần. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng em mong rằng có thể phần nào đó tác động đến việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường vào ngày thứ hai, thay đổi môi trường để tạo không khí hào hứng, vui tươi cho học sinh khi đến trường trong ngày đầu tuần”, Hồng Ngọc nói. Cụ thể, các giải pháp được Hồng Ngọc và Minh Quân đưa ra như đổi mới sinh hoạt đầu tuần, đổi mới sinh hoạt chủ nhiệm, đa dạng hơn các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ trong giờ ra chơi. “Những giải pháp này đã được nhà trường thực hiện và chúng em thấy khá hiệu quả. Bằng việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, trong đó lồng ghép các tiết mục văn nghệ do chính học sinh trong các câu lạc bộ của trường thực hiện nên tiết sinh hoạt dưới cờ trở nên gần gũi, sinh động, vui nhộn, ý nghĩa, rộn tiếng cười”, Minh Quân nêu ví dụ. Ngoài ra, một số giải pháp khác cũng được Hồng Ngọc và Minh Quân thực hiện, áp dụng ngay trong lớp mình và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bạn bè. “Trong giờ ra chơi của ngày thứ hai, chúng em tổ chức uống trà đạo trong lớp, tổ chức các tiết mục nhảy, hát, các bạn trong lớp rất hào hứng tham gia. Chính vì thế, các bạn quay lại giờ học với một trạng thái vui vẻ, nhiệt huyết…”, Minh Quân cho biết thêm.

Theo Hồng Ngọc và Minh Quân, các giải pháp để hóa giải hội chứng “Monday Blues” cần được các trường thực hiện theo lộ trình, nghiên cứu sâu hơn để phù hợp với đặc thù đối tượng học sinh của trường. “Điều quan trọng nhất mà chúng em muốn nhắn nhủ đến nhà trường, đến thầy cô giáo là hãy trao cho học sinh cơ hội để được thể hiện mình, được trực tiếp tham gia các hoạt động đổi mới của nhà trường. Chính điều này sẽ giúp học sinh tự tin hơn để bắt đầu một tuần học tập mới nhiều năng lượng”, Hồng Ngọc và Minh Quân bày tỏ.

Bài, ảnh: Q.Long