Thứ ba, 13/10/2020, 18h54

“Hồn dân tộc” trong ngôi trường hội nhập

“Xế xang xế xang hò x/ Hò x xang x hò x/ Hò x xang x cng xê/ Xê xàng xê xàng xê cng…”, nhng giai điu này không còn xa l đi vi hc sinh Trưng Tiu hc Nguyn Thái Hc (Q.1, TP.HCM) trong hai năm qua. Đây là giai điu lng bn trong ngh thut đn ca tài t đưc ct lên đu đn vào cui bui hc chiu th tư hàng tun t CLB (lp hc) Đn ca tài t ca trưng.


Các thành viên thuc CLB Đn ca tài t trong mt bui hc

Điều đặc biệt là lớp học tổ chức hoàn toàn tự nguyện, miễn phí. Ở đó, các “nghệ sĩ nhí” còn khoác trên mình bộ đồng phục học sinh, say mê đàn, hát…

Thp lên tình yêu gia đình, quê hương t âm nhc dân tc

Lớp học đờn ca tài tử diễn ra tại phòng âm nhạc, nằm trên lầu 2 của trường. Giờ tan tầm, tiếng xe chạy, còi hú… vọng vào trường ồn ào nhưng khi bước vào căn phòng đó thì chỉ có âm thanh rộn rã của các “nghệ sĩ nhí” ngân lên lúc bổng, lúc trầm. Nghệ sĩ Phan Minh Đức (người sáng lập CLB Đờn ca tài tử Nguyễn Du, Q.1) vừa bắt nhịp, vừa ca, có khi lại diễn tấu hài cho không gian lớp học với gần 30 thành viên từ lớp 2 đến lớp 5 thêm tiếng cười rộn ràng, vui tươi. “Dạy đờn ca tài tử cho học sinh tiểu học như dạy vỡ lòng vậy, phải nhẹ nhàng, dịu dàng, cần mẫn. Ban đầu phải để cho các em làm quen, thấy thích thú, từ đó mới bám lớp, bám thầy”, nghệ sĩ Phan Minh Đức cho biết.

Khác biệt lớn nhất của đờn ca tài tử so với các loại hình âm nhạc khác chính là giai điệu lồng bản trước mỗi bài ca. Để thu hút các em học sinh yêu thích đờn ca tài tử, mỗi giờ lên lớp, nghệ sĩ Phan Minh Đức đều dành thời gian tìm kiếm những bài đờn với câu từ nhẹ nhàng, gần gũi, gắn với lứa tuổi thiếu nhi về gia đình, ba mẹ, thầy cô, bạn bè, trường lớp… “Các giai điệu lồng bản phải vui tươi, rộn ràng, không quá khó học. Quan trọng là làm sao biến mỗi buổi sinh hoạt của CLB thành những buổi học vui nhộn, không chỉ có “xê xàng xê cống” mà còn là cơ hội để các em được thể hiện khả năng của mình một cách thoải mái nhất”, nghệ sĩ Phan Minh Đức nói.

Ngoài nghệ sĩ Phan Minh Đức trực tiếp dạy hát, mỗi buổi học đờn ca tài tử còn có một nghệ sĩ đàn, gõ song loan (lang) và một nghệ sĩ quản lớp. “Lớp tổ chức trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, miễn phí. Các nghệ sĩ tham gia giảng dạy cũng với tinh thần ấy. Với những nghệ sĩ âm nhạc dân tộc thì chỉ cần được đứng lớp, có thế hệ học trò say mê lắng nghe, tập luyện, được nhìn thấy những gương mặt thơ ngây háo hức đón chờ mỗi buổi học…, đó đã là niềm hạnh phúc không gì đánh đổi được”, nghệ sĩ Phan Minh Đức bày tỏ.

Tham gia lớp học từ những ngày đầu, đến nay em Đặng Nguyễn Phương Trang (học lớp 3/4) đã thuộc khá nhiều bài đờn. Với cô bé, mỗi buổi học đều rất vui. “Em hiểu về đờn ca tài tử là một loại hình âm nhạc cần phải được giữ gìn, bảo tồn. Sau mỗi buổi học, em thường về hát cho ba mẹ nghe và còn hát cho các bạn trong lớp nghe để các bạn yêu thích tham gia học”, Phương Trang nói.

Từ lớp học này, nhiều hạt mầm đờn ca tài tử đã được ươm lên, đơm hoa kết trái. Không chỉ là hạt nhân biểu diễn trong các lễ hội của trường, lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc, nhiều em còn tham gia biểu diễn khai mạc trong Liên hoan Đờn ca tài tử Hội Nguyên tiêu (dành cho người lớn) do Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM tổ chức hàng năm. “CLB không tham vọng sẽ đào tạo ra những nghệ sĩ đờn ca tài tử nhưng hy vọng từ lớp học này sẽ là nền tảng để giáo dục các em những hiểu biết sớm nhất, nền tảng nhất về âm nhạc dân tộc; gieo đến các thế hệ trẻ tình yêu với gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương, đất nước, bồi đắp trong các em lòng nhân ái, bao dung, những bài học giáo dục nhẹ nhàng”, nghệ sĩ Phan Minh Đức chia sẻ.

Càng hi nhp càng phi gi gìn bn sc

Cùng với CLB Đờn ca tài tử, hai năm nay Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học cũng mở CLB Trống hội dân tộc với sự hỗ trợ của NSƯT Đức Dậu, hoạt động đều đặn vào giờ ra chơi sáng thứ tư và thứ sáu hàng tuần, thu hút hàng trăm học sinh tham gia. “Với đặc thù là trường tiên tiến hội nhập, học sinh của trường được chú trọng trang bị kỹ năng ngoại ngữ, tin học; được tạo môi trường trải nghiệm nhiều hoạt động để rèn luyện về sự tự tin, phát triển năng khiếu… Thế nhưng, càng hội nhập thì chúng ta càng phải gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà trường hướng tới giáo dục mỗi học sinh biết và chơi được một bộ môn nghệ thuật dân tộc. Đây cũng chính là cách nhà trường giáo dục, bồi dưỡng cho các em hồn cốt dân tộc, phát triển toàn diện bản thân”, cô Trần Bé Hồng Hạnh (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết.

Ngoài mục tiêu gìn giữ bản sắc dân tộc trong môi trường giáo dục hội nhập, theo cô Hồng Hạnh, các lớp học về âm nhạc dân tộc còn là môi trường rèn luyện, phát triển năng khiếu, tư duy, hỗ trợ hiệu quả hơn việc học kiến thức văn hóa cho học sinh. Có những em ngồi trong lớp học khó tập trung nhưng khi tham gia các CLB âm nhạc dân tộc thì lại rất ham thích, chăm chú và bộc lộ sớm năng khiếu, từ đó việc tập trung trong lớp học từng ngày được cải thiện. Đặc biệt là âm nhạc dân tộc bồi đắp tâm hồn các em, hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ một cách nhẹ nhàng, bền bỉ. “Những ngày đầu mở ra, các CLB âm nhạc dân tộc của trường đều gặp khó khi cả phụ huynh và học sinh hoài nghi về tính hiệu quả. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, các CLB có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ gạo cội, nhiệt tình chỉ dạy đã nhận được sự quan tâm, tin tưởng gửi gắm của đông đảo phụ huynh. Từ con số hơn 10 học sinh, đến nay số học sinh đăng ký tham gia ở mỗi CLB rất đông như trên 170 học sinh sinh hoạt trong CLB Trống hội dân tộc; còn ở CLB Đờn ca tài tử, các thầy phải lọc bớt thành viên lớp 1 để lớp học có chất lượng hơn”, cô Hồng Hạnh cho hay.

Bài, ảnh: Quang Long