Thứ năm, 26/12/2019, 20h51

Khi chọn nghề, người học phải biết “lắng lòng”

Nhng băn khoăn ca hc sinh v nhng ngành ngh đào to hin nay, cơ hi vic làm trong thi đi 4.0… đã đưc các chuyên gia tư vn gii đáp cn k trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 t chc ti Trưng THPT Trn Hưng Đo (Q.Gò Vp) va qua.

Chuyên gia tư vn gii đáp các thc mc cho hc sinh Trưng THPT Trn Hưng Đo

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Hc sư phm tiu hc đâu?

Trước quan tâm của nhiều học sinh về ngành sư phạm tiểu học, ông Nguyễn Công Kỳ (Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam, Bộ GD-ĐT) thông tin: Tại TP.HCM, để học ngành sư phạm tiểu học, các em có hai lựa chọn là học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hoặc Trường ĐH Sài Gòn. Bên cạnh đó, các em có thể lựa chọn một số ĐH địa phương như Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Đồng Tháp… “Căn cứ theo Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực vào tháng 7-2020, để làm giáo viên tiểu học thì người học phải đạt trình độ cử nhân sư phạm trở lên. Do đó, để trở thành giáo viên tiểu học, các em bắt buộc phải tốt nghiệp ĐH thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên”, ông Kỳ lưu ý.

Theo ông Kỳ, khi học ngành sư phạm tiểu học, sinh viên được trang bị kiến thức giáo dục đại cương đủ rộng, nắm vững kiến thức chuyên môn, bảo đảm dạy tốt các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình ở tất cả các lớp của bậc tiểu học. Song song đó, người học còn được trang bị kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập ở tiểu học… để vận dụng vào thực tiễn dạy học. “Đội ngũ giáo viên tiểu học hiện tại rất thiếu. Tuy nhiên, để theo học ngành sư phạm tiểu học, các em cần có đam mê, niềm tin và tình yêu dành cho trẻ. Giáo viên là một ngành đặc biệt, giáo viên tiểu học còn đặc biệt hơn bởi các em sẽ tiếp xúc với đối tượng học sinh nhỏ, hiếu động, không chỉ dạy mà còn phải dỗ dành. Vì vậy, chỉ khi có tình yêu thương, sự nhẫn nại, kiên nhẫn và niềm tin thì các em mới có thể theo được”, ông Kỳ nhắn nhủ.

Ngành Vit Nam hc ra trưng làm gì?

Giải đáp băn khoăn về ngành Việt Nam học, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó Trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho hay, Việt Nam học là một ngành còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Đây là ngành khoa học nghiên cứu đất nước, con người Việt Nam từ những thành tố về văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… để làm rõ những nét riêng độc đáo, sự đa dạng của quốc gia trên góc nhìn văn hóa. “Trong thế giới phẳng với hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hóa thì vai trò của văn hóa truyền thống quan trọng hơn bao giờ hết. Vì thế, khi thế giới càng phát triển, ngành Việt Nam học sẽ càng cần đến”, ThS. Phương nhấn mạnh.

Theo ThS. Phương, cơ hội nghề nghiệp của ngành Việt Nam học rất rộng mở, đa dạng. Người học có thể làm việc tại các viện nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục, khoa học; hoặc làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông, tổ chức sự kiện; trở thành hướng dẫn viên du lịch, giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài… “Để theo học ngành Việt Nam học, các em phải có niềm đam mê tìm hiểu về lĩnh vực văn hóa, mong muốn khám phá, giữ gìn và lan tỏa nét đẹp văn hóa dân tộc”, ThS. Phương chia sẻ.

Tuy nhiên, ThS. Phương cho biết, để chọn lựa cho bản thân một ngành nghề phù hợp, người học cần phải thực sự “biết lắng lại” để hiểu bản thân thực sự muốn gì, thích gì, từ đó tìm hỉểu kỹ về ngành nghề mình quan tâm và các cơ hội việc làm sau này.

Đ m chui ca hàng cn hc gì?

Làm rõ về nhóm ngành kinh tế, ThS. Trương Thị Ngọc Bích (Giám đốc Trung tâm Thông tin Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) cho biết nhóm ngành kinh tế hiện tại rất rộng, bao gồm cả kinh doanh thương mại và kinh doanh quốc tế, kế toán, quản trị kinh doanh… Khi theo học, ngoài các kiến thức chung về kinh tế, người học sẽ được cung cấp các kiến thức sâu hơn liên quan đến từng chuyên ngành. “Để có thể mở chuỗi cửa hàng thì các em có thể theo học ngành kinh doanh thương mại. Đây là ngành học chú trọng đến các hoạt động bán hàng, kinh doanh trực tiếp sỉ và lẻ, trang bị cho sinh viên các kỹ năng như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, các phương pháp bán hàng hiệu quả. Trong quá trình học, sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường…”, ThS. Bích phân tích. Muốn theo học nhóm ngành kinh tế, ThS. Bích lưu ý người học cần phải dám chấp nhận thất bại, dám dấn thân, sáng tạo để tìm ra những hướng đi mới cho riêng mình.

Bài, ảnh: Yến Hoa