Thứ bảy, 19/1/2019, 20h12

Kỹ thuật dạy học tích cực

Trong nhng năm gn đây, các k thut dy hc mi đã đưc vn dng nhiu trong quá trình ging dy các môn hc cơ bn trưng ph thông và mang li nhng tín hiu kh quan. Theo đó, các k thut dy hc tích cc (KTDHTC) đã giúp hc sinh phát huy s tham gia ch đng vào quá trình dy hc, kích thích tư duy, sáng to và cng tác làm vic ca tng em.

Trong tiết hc, hc sinh đưc chia nhóm làm vic nhm rèn luyn k năng làm vic nhóm cho ngưi hc mt cách đy đ hơn. Ảnh: N.Quang

Bên cạnh phương pháp dạy học thì các kỹ thuật dạy học cũng có vai trò không kém phần quan trọng nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động dạy học tại các trường phổ thông. Xuất phát từ thực tiễn cho thấy việc đào tạo giáo viên ngành sư phạm nắm vững các KTDHTC là yêu cầu cấp bách không thể thiếu được trong việc đổi mới hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông. Ở đây, chúng tôi xin phân tích thực trạng về khả năng tiếp cận các KTDHTC của sinh viên trường sư phạm để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận và vận dụng vào thực tế giảng dạy của sinh viên khi ra trường công tác tại các cơ sở giáo dục.

Thế nào là k thut dy hc?

Về khái niệm, kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Vì thế có thể hiểu, các kỹ thuật dạy học mới ở mức độ thấp chưa phải là phương pháp dạy học độc lập. Còn về KTDHTC, đây là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học với các kỹ thuật mới nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật kipling... Về vai trò, các KTDHTC là kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy và học vì chúng giúp phát huy sự tham gia hoạt động tích cực, chủ động của học sinh vào quá trình dạy học. Các KTDHTC còn kích thích tư duy, đánh thức sự sáng tạo của học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các KTDHTC còn là động lực thúc đẩy sự cộng tác làm việc của học sinh, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho người học một cách đầy đủ hơn.

Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, KTDHTC ngày càng đa dạng và phong phú với muôn màu sắc sinh động và được tạo nên từ thực tiễn của hoạt động dạy học. Hiện nay các KTDHTC được vận dụng trong thực tế chủ yếu là: kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật kipling...

Mt vài KTDHTC tiêu biu

Trước hết về KTDHTC động não (còn được gọi là công não). Đây là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận mà do học sinh vắt óc nghĩ ra. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không trừ một ai và không hạn chế về các ý tưởng nhằm tạo ra “cơn lốc” ý tưởng. Trong khi đó, kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người. Số ý kiến đưa ra càng nhiều thì hạn chế được sức ì của nhóm. Còn kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm trong đó một nhóm học sinh ngồi giữa lớp như một đàn cá và thảo luận với nhau, còn những học sinh khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài như một bể cá theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận. Tương tự, kỹ thuật ổ bi cũng là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm nhưng cách ngồi khác nhau, trong đó học sinh chia thành 2 nhóm ngồi theo 2 vòng tròn đồng tâm như 2 vòng tròn của ổ bi và đối diện với nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện với lần lượt các bạn ở nhóm khác. Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó hoặc nhằm thu thập thông tin phản hồi để cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn, nhanh chóng với tốc độ liên tục nhanh như chớp. Kỹ thuật này đòi hỏi tính nhanh nhạy và sắc bén của người tham gia. Kỹ thuật mảnh ghép là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm về liên kết giữa các nhóm theo phương pháp cộng gộp lại. Kỹ thuật khăn trải bàn là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm hiện nay cũng rất phổ biến. Ngoài ra, trong dạy học còn sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác như: kỹ thuật KWL - KWLH, kỹ thuật kipling, kỹ thuật thông tin phản hồi..., tùy theo bài học và số lượng đối tượng học sinh tham gia cho phù hợp.

Chưa đáp ng yêu cu dy hc hin đi

Mặc dù hiện nay các KTDHTC không thiếu nhưng qua khảo sát thực tế bằng phiếu thăm dò, chúng tôi thấy sinh viên ngành sư phạm vẫn rất hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng các KTDHTC. Vì thế, tình trạng chung là vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo viên trong xu thế dạy học hiện đại ngày nay. Vấn đề trên có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, các KTDHTC đang là một “luồng gió mới” trong kỹ thuật dạy học chỉ vừa được phổ biến khoảng 5 năm trở lại đây, chủ yếu tại các TP lớn và chỉ có một số giáo viên ở một vài trường THPT tiếp cận, sử dụng. Không phải trường nào, giáo viên nào cũng hiểu và tiếp cận được “luồng gió mới” này. Một thực tế khác là các trường ĐH có đào tạo sinh viên ngành sư phạm vẫn còn chậm đổi mới và chậm tiếp cận các phương pháp kỹ thuật dạy học mới để hướng dẫn sinh viên với nhiều lý do khác nhau về con người, giáo trình và cả thời gian. Các trường ĐH cũng chưa có sự đồng điệu về đào tạo giáo viên với nhu cầu đổi mới phương pháp kỹ năng dạy học ở trường phổ thông. Giữa trường ĐH và trường phổ thông vẫn có sự lệch pha về đào tạo cũng như thực hiện KTDHTC trong từng bộ môn. Bản thân sinh viên chỉ quan tâm những kiến thức cơ bản của chương trình học nên còn thụ động trong tìm kiếm tri thức, kỹ năng trong dạy học dù sắp sửa trở thành nhà giáo trong tương lai.

Thay đi bng cách nào?

Phát huy tính ch đng, tích cc ca hc sinh

KTDHTC hiện nay rất cần thiết trong quá trình dạy học vì nó phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Muốn vận dụng hiệu quả các KTDHTC vào dạy học đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng vận dụng thành thạo. Công tác đào tạo sinh viên sư phạm tại trường ĐH cần được điều chỉnh, phổ biến cập nhật và hướng dẫn vận dụng thành thạo các kỹ năng dạy học trên để có thể vận dụng kịp thời, phù hợp với sự đổi mới của nền giáo dục nước nhà.

Để nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng các KTDHTC cho sinh viên, theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cần thiết. Đối với giảng viên, nhất là các giảng viên dạy bộ môn phương pháp dạy học và thực hành sư phạm cần phải thường xuyên tiếp cận các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực qua nhiều kênh khác nhau như hội thảo, tập huấn, trao đổi chuyên môn từ cấp bộ đến cấp cơ sở. Không để lạc hậu với các phương pháp và KTDHTC trong xu thế hiện đại. Thực hiện nghiên cứu giảng dạy cho sinh viên có thể lồng ghép KTDHTC trong các môn học chính quy. Thường xuyên tổ chức cho sinh viên thực hành các KTDHTC để sinh viên có cơ hội cọ xát nắm vững và vận dụng hiệu quả trong những tiết thực hành sư phạm và thực tập. Cho sinh viên dự giờ thực tế tại các trường phổ thông trong các tiết có giáo viên đăng ký dạy học ứng dụng các KTDHTC để làm quen với thực tiễn dạy học.

Đối với sinh viên, chủ động tiếp thu các tri thức về KTDHTC trên lớp trong giờ thực hành sư phạm hoặc các nhóm nhỏ để vận dụng thành thạo. Tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ giảng viên và giáo viên ở trường phổ thông để làm giàu tri thức và kinh nghiệm về KTDHTC. Đối với trường ĐH, nhà trường cần quan tâm và thường xuyên “tiếp sức” cho giảng viên được tiếp cận, tập huấn để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên. Hỗ trợ kinh phí cho giảng viên, sinh viên tiếp cận và học tập KTDHTC. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phòng học bộ môn để sinh viên và giảng viên tiến hành thực tập giảng dạy. Những đòi hỏi này có thể là khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được.

ThS. Trn Quc Vit
(Trưng ĐH Sài Gòn)