Thứ sáu, 20/5/2022, 16h03

Lọc ảo chung liệu có hết… ảo?

Vic lc o chung cho tt c phương thc tuyn sinh d kiến áp dng trong năm nay liu có thc s phù hp vi thc tế tuyn sinh nhiu đt, nhiu phương thc; có hết o khi mt s trưng không nhp d liu chun và trong khi B GD-ĐT ch nm bc ĐH mà không nm đưc sng thí sinh hc CĐ, TC, đi du hc…?


Thí sinh tìm hi
u thông tin v ngành ngh trưc khi đăng ký nguyn vng xét tuyn ĐH

Trước những vấn đề được đặt ra trên, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) cho rằng, hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo chung không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng thí sinh ảo do việc thí sinh đi du học hay chọn học các trường nghề không nằm trong hệ thống, nhưng đó chỉ là tỷ lệ nhỏ. Song, giải pháp lọc ảo chung được đánh giá là tốt nhất để có thể khắc phục, giảm thiểu được phần lớn tình trạng thí sinh ảo, vốn làm “đau đầu” các trường suốt thời gian qua.

Khc phc vic “gi chân” thí sinh, gây o

Nói về lý do Bộ GD-ĐT chủ trương tiến hành lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển năm nay, bà Thủy cho biết, phân tích số liệu trong vài năm gần đây cho thấy, có hiện tượng tỷ lệ thí sinh trúng tuyển sau lọc ảo nhưng nhập học ngày càng giảm; một số cơ sở đào tạo xét tuyển bằng các phương thức khác (không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển) yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học ngay, làm thí sinh mất cơ hội nhập học ở các trường có mức ưu tiên cao hơn hoặc phải nộp tiền để “giữ chỗ” gây bức xúc cho thí sinh và xã hội. Mặt khác, nếu thí sinh xét tuyển bằng kết quả học tập vào nhiều cơ sở đào tạo phải chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ; các trường THPT phải mất thời gian sao in chứng thực kết quả học tập cho thí sinh gây tốn kém; các cơ sở đào tạo mất thêm thời gian cập nhật kết quả học tập của thí sinh để xét tuyển, một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả học tập để sơ tuyển không có dữ liệu chính xác dẫn đến còn tồn tại khá nhiều sai sót. Do thí sinh xét và trúng tuyển cùng lúc vào nhiều trường nên tỷ lệ ảo rất cao; hệ quả là thí sinh “giữ chỗ” làm mất cơ hội của nhiều thí sinh khác; các trường không xác định được tỷ lệ thí sinh nhập học dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu, chất lượng tuyển sinh không hoàn toàn đảm bảo do không xét tuyển cùng một thời điểm. Đặc biệt, một số cơ sở đào tạo xét thí sinh trúng tuyển nhưng không đưa lên hệ thống để loại các thí sinh này ra khỏi danh sách dự tuyển, làm ảnh hưởng đến kết quả lọc ảo chung.

Để khắc phục những tồn tại, bất cập trên, dự thảo Quy chế tuyển sinh đã có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật, đó là thực hiện lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển trong xét tuyển đợt 1. Bà Thủy khẳng định, việc này không làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo. Các trường vẫn có thể xét tuyển sớm và thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT); các trường tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc xét tuyển, quyết định điểm trúng tuyển, đưa lên hệ thống để lọc ảo. Thí sinh vẫn có thể xét tuyển và biết được khả năng mình trúng tuyển vào nhiều trường (không làm giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh). Thực chất, hệ thống của Bộ GD-ĐT không xét tuyển mà chỉ hỗ trợ sắp xếp nguyện vọng của các thí sinh dựa trên những ưu tiên của các em để lựa chọn ra nguyện vọng cao nhất mà các em có thể trúng tuyển. Theo đó, thí sinh sẽ trúng tuyển một nguyện vọng tốt nhất trong khả năng của mình, đồng thời hạn chế tối đa số lượng thí sinh ảo. “Tóm lại, giải pháp xây dựng một hệ thống xử lý nguyện vọng và xác nhận nhập học trực tuyến chung, lọc ảo chung như nói trên chính là giải pháp kỹ thuật hiệu quả nhất hướng tới sự đảm bảo công bằng với thí sinh, bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo và minh bạch với xã hội; về mặt kỹ thuật hầu như không phức tạp hơn các năm trước”, bà Thủy nhấn mạnh.

Không nh hưng t ch ĐH, quyn li thí sinh

Với những ý kiến cho rằng, việc lọc ảo chung có thể ảnh hưởng đến quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH khi phải chờ đợi cũng như hạn chế quyền lựa chọn của thí sinh khi mỗi em chỉ đậu 1 nguyện vọng duy nhất, bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định, điều này là không. Theo bà Thủy, quy chế tuyển sinh hiện hành quy định các cơ sở đào tạo được xét tuyển nhiều đợt trong năm nhưng vẫn chung lịch trình cho xét tuyển đợt 1, đồng thời quy định thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc TC mới đủ điều kiện để xét và trúng tuyển vào ĐH; vào CĐ ngành giáo dục mầm non. Các trường hoàn toàn chủ động tổ chức xét tuyển sớm với nhiều phương thức khác nhau (trước khi thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT), tuy nhiên phải chờ đến khi các em có kết quả xét tốt nghiệp mới được công bố thí sinh trúng tuyển và yêu cầu xác nhận nhập học.

B GD-ĐT TIP TC HOÀN THIN CƠ S 
D
 LIU QUC GIA V GIÁO DC ĐH

Dựa trên những yêu cầu chung và những nguyên tắc cơ bản quy định trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay, các cơ sở đào tạo tự chủ xây dựng cũng như lựa chọn áp dụng phương thức tuyển sinh phù hợp nhất, thực hiện “thống nhất trong đa dạng”, bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh, cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Bộ GD-ĐT sẽ rà soát để phát hiện và khắc phục các bất cập trong công tác tuyển sinh, những điều chỉnh nếu có sẽ chủ yếu tập trung vào giải pháp kỹ thuật. Hệ thống hỗ trợ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh sẽ được tiếp tục phát triển; kết nối với cơ sở dữ liệu ngành và cơ sở dữ liệu dân cư, từng bước sẽ trở thành một nền tảng cung cấp các dịch vụ, tiện ích tốt nhất cho thí sinh, cơ sở đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục ĐH, kết nối với cơ sở dữ liệu các bậc học, quản lý thông tin người học thông suốt từ quá trình tuyển sinh, đào tạo tới cấp bằng tốt nghiệp.

Với quy định về hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo chung như trong dự thảo quy chế năm nay, lịch xét tuyển chung đợt 1 cơ bản không thay đổi so với các năm trước. Hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo chung cũng không làm thay việc xét tuyển của các trường, không ảnh hưởng đến quyền tự chủ xét tuyển của các trường. Thời gian các trường công bố danh sách trúng tuyển và yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học có thể chậm hơn 2-3 tuần so với các năm trước nhưng mang lại lợi ích lớn hơn cho thí sinh và cho toàn hệ thống. Thí sinh vẫn được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng và được trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất, ưu tiên nhất. Lưu ý rằng, nguyên tắc thí sinh “chỉ đậu 1 nguyện vọng duy nhất” vẫn đảm bảo quyền lợi của các em (theo nguyện vọng ưu tiên nhất). Bởi nếu thí sinh đậu nhiều nguyện vọng mà chỉ nhập học 1 nguyện vọng sẽ lấy mất cơ hội của một số thí sinh khác. Các cơ sở giáo dục ĐH vẫn đảm bảo quyền tự chủ trong tuyển sinh theo quy định, áp dụng đa dạng phương thức xét tuyển với đa dạng đối tượng thí sinh, đồng thời dự báo được chính xác số lượng trúng tuyển do lượng thí sinh ảo giảm tối đa. “Vì những lợi ích nói trên, chủ trương xây dựng và áp dụng một phần mềm đăng ký nguyện vọng xét tuyển để có thể lọc ảo chung của Bộ GD-ĐT đã nhận được sự đồng thuận của đại đa số trường ĐH. Tất nhiên, hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo chung không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng thí sinh ảo do việc thí sinh đi du học hay chọn học các trường nghề không nằm trong hệ thống, nhưng đó chỉ là tỷ lệ nhỏ”, bà Thủy nói.

Bài, ảnh: Mê Tâm