Thứ bảy, 28/12/2019, 21h27

Lựa chọn nghề sao vừa lòng cha mẹ?

“Chúng em đã xác đnh đưc ngành hc, bc hc, trưng hc phù hp... Tuy nhiên, cha m li là rào cn ln nht khi c hai phía không có tiếng nói chung. Điu này đôi lúc khiến chúng em cm thy rt chán nn, thm chí có nhng suy nghĩ tiêu cc”.

Ban tư vn chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” tr li các câu hi ca hc sinh Trưng THPT T Quang Bu

Đây là chia sẻ của nhiều học sinh trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, có sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Cụ thể, trong chương trình tư vấn tại Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình), em Lê Trần Quốc Ngọc (lớp 11A9) tâm sự: “Em rất thích lĩnh vực nghệ thuật nhưng cha mẹ lại muốn em lựa chọn công việc khác, ổn định hơn. Nếu em không nghe lời cha mẹ thì tự lo liệu bản thân về sau. Vậy em nên chọn theo đam mê hay nghe theo cha mẹ?”. Tháo gỡ khó khăn này, chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự phân tích: Cha mẹ nào cũng yêu thương và luôn muốn con mình có công việc tốt, ổn định, lâu dài nên cha mẹ hay can thiệp vào việc lựa chọn ngành nghề của con. Ở góc độ khác, cha mẹ cũng là những người từng trải và cái nhìn khách quan hơn lứa tuổi học sinh. Dù rằng các em có đam mê, có sự lựa chọn riêng nhưng phải cần có sự trải nghiệm. “Có nhiều em học sinh quyết tâm theo đuổi đam mê nhưng được vài năm lại thay đổi vì chưa xác định đâu là đam mê thật sự, đâu là sở thích trong khi hai khái niệm này khác xa nhau. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, các em nên cùng cha mẹ ngồi lại đàm phán với nhau. Nếu cha mẹ quá kiên quyết thì chúng ta phải tìm hiểu xem ngành nghề mà cha mẹ chọn như thế nào, có liên quan gì đến đam mê hiện tại của mình không? Nếu có thì cứ chọn vì học một ngành có thể làm được nhiều nghề liên quan, còn không thì trước mắt hãy chiều theo ý cha mẹ, song song đó vẫn theo đuổi đam mê”, chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự gợi ý. Tương tự, một học sinh nam lớp 12A6 Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8) hỏi: “Em thích học sư phạm nhưng gia đình lại muốn em theo ngành quản trị kinh doanh vì có người quen làm trong lĩnh vực này. Em phải làm sao để vừa lòng cha mẹ?”. Theo chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn, muốn thuyết phục được cha mẹ thì bản thân phải hiểu rõ ngành nghề mà mình chọn, chẳng hạn như: Nhu cầu thị trường của công việc đó? Lộ trình học tập ra sao? Sau khi tốt nghiệp sẽ làm được những việc gì?... Nếu cha mẹ không đồng ý thì mình nhờ chuyên gia tư vấn, thầy cô phân tích, thuyết phục hộ, đồng thời đưa cha mẹ đến tham quan trường học có đào tạo ngành nghề mà mình lựa chọn. Nếu chứng minh cho cha mẹ thấy được ngành nghề đó tốt thì chắc chắn cha mẹ sẽ đồng ý.

Cơ hi vào ĐH ca hc sinh gii khi xã hi có bng khi t nhiên không?

Đây là băn khoăn của em Thu Hà (lớp 12A9 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Hóc Môn) nhờ các chuyên gia trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” giải đáp. Theo đó, ở góc độ là Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ThS. Phạm Doãn Nguyên trấn an: Các em không nên đặt nặng vấn đề này vì khối tự nhiên hay xã hội đều có trong tổ hợp môn xét tuyển vào ĐH, CĐ. Không chỉ vậy, nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp tục học lên cao, các trường đưa ra nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau như: Dựa vào điểm thi THPT quốc gia; xét tuyển học bạ; sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực; tổ chức kỳ thi riêng tại trường…, vì vậy các em không nên quá lo lắng.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Cừ đặt câu hỏi cho ban tư vấn

Đồng cảnh ngộ, em Phạm Thị Thúy Hằng (lớp 12A8 Trường THPT Bình Chánh, huyện Bình Chánh) than thở: “Em muốn học ngành công nghệ ô tô nhưng cha mẹ nói con gái không phù hợp với ngành này. Vậy em có thể học nghề nào liên quan?”. Ông Châu Ngọc Lang (Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết hiện nay xã hội đã bình đẳng, nghề nào nam làm được thì nữ cũng có thể làm được. Vì có sự định kiến về nghề nên đa số nghề kỹ thuật đều được nam lựa chọn mà nữ thì lại hiếm hoi nên đã dẫn đến thiếu lao động nữ. Trong khi đó, công nghệ ô tô là nghề có tiềm năng trong tương lai, nhất là trong thời kỳ đất nước hội nhập, đến gần với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Với nữ, học công nghệ ô tô có thể tham gia tư vấn bán hàng, làm ở bộ phận kiểm định chất lượng, kiểm tra quy trình sản xuất ô tô… Tất cả đều cần kiến thức về công nghệ ô tô chứ không nhất thiết phải cầm công cụ lắp ráp, sửa chữa nặng nhọc”, ông Lang khẳng định.

Thấy nhiều anh chị học luật ra làm luật sư rất “oai”, vì vậy em Thiên Tuệ (lớp 12/7 Trường THCS - THPT Diên Hồng, Q.10) thắc mắc: “Học ngành luật thì làm luật sư phải không?”. Câu hỏi của Thiên Tuệ khiến nhiều học sinh trong trường ngạc nhiên vì các em nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) khẳng định: Học luật chưa chắc sẽ thành luật sư bởi vì sau khi tốt nghiệp ĐH, sinh viên chỉ nhận được bằng cử nhân luật. Nếu muốn trở thành luật sư thì phải học thêm để có kiến thức sâu rộng, có khả năng đàm phán, thuyết phục…

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Văn Linh đang nh các chuyên gia hưng dn  cách thc la chn ngành ngh

Trả lời thắc mắc của em Minh Thư (lớp 12A3 Trường THPT Tạ Quang Bửu, Q.8) về việc muốn học ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhưng trong tổ hợp xét tuyển lại không có môn này?, ThS. Nguyễn Xuân Luyện (Trưởng ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) thừa nhận thông tin Minh Thư hỏi là đúng. Trường xét tuyển ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở 4 tổ hợp, gồm: Tổ hợp A01 (toán, lý, tiếng Anh), D01 (toán, văn, tiếng Anh), C00 (văn, sử, địa), D15 (văn, địa, tiếng Anh). “Đây là ngành khó học, trong chương trình đào tạo chính khóa ở trường THPT cũng không có môn tiếng Hoa; muốn học ngôn ngữ này, học sinh phải đăng ký học thêm bên ngoài. Do vậy, nếu có ý định lựa chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc, tốt nhất các em nên tìm hiểu kỹ lưỡng; nếu thật sự chưa biết thì có thể đăng ký khóa học vài tháng để nắm được mặt chữ và xem mình có năng khiếu không để có hướng đi đúng đắn, để không phải bỏ học giữa chừng”, ThS. Luyện khuyên.

Bài, ảnh: H Trinh