Thứ bảy, 9/9/2017, 20h58

Mối lo thuốc giả

Hin nay, trên th trưng, thuc tây rt đa dng, hu hết bnh nhân đu mua theo đơn thuc ca bác sĩ trong các bnh vin (BV) đ điu tr. Tuy nhiên, v Công ty VN Pharma b cáo buc làm gi h sơ hơn 9.000 hp thuc H-Capita 500mg dùng đ cha ung thư khiến ngưi dân lo lng gây bc xúc trong dư lun trong thi gian qua.

Bnh nhân đăng ký khám bnh ti BV Ung bưu TP.HCM. Ảnh: I.T

Công dng ca H-Capita

Theo cáo trạng của phiên xử sơ thẩm vụ án “Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu” ngày 21 tháng 8 năm 2017, Công ty Cổ phần VN Parma có chức năng kinh doanh thuốc chữa bệnh. Từ năm 2013 công ty đã đặt mua thuốc chữa bệnh ung thư H-Capita từ nước ngoài với giá 18 USD/ hộp để bán và đấu thầu cung cấp cho các BV ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó theo kết luận giám định của Bộ Y tế, lô thuốc 9.300 hộp H-Capita chứa 97% hoạt chất capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho con người. 

Vậy thuốc H-Capita là thuốc gì? BS. Lưu Văn Minh - BV Ung bướu TP.HCM trao đổi, capecitabine được bào chế và bán ra thị trường ở dạng viên nén 150mg hoặc 500mg dùng để chữa một số bệnh ung thư với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau kể cả biệt dược gốc và thuốc thế hệ thứ hai. Người bệnh uống thuốc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Capecitabine thường được chỉ định dùng hàng ngày trong vòng hai tuần, sau đó dừng một tuần.

Sách “Dược lý học” do Trường Đại học Y dược TP.HCM phát hành nêu rõ thuốc chứa thành phần capecitabine được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị một số loại ung thư như ung thư đường tiêu hóa (thực quản, đại tràng, trực tràng, dạ dày) một số ung thư tụy, mật và ung thư vú ở giai đoạn di căn. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Tuy nhiên quá trình bào chế thuốc cần đảm bảo đúng quy chuẩn mới có thể phát huy được tác dụng như mong muốn. Thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Chống chỉ định cho một số trường hợp, capecitabine có thể được hấp thụ qua da nên phụ nữ có thai không được cầm hoặc chạm vào vì ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Điều này cũng có nghĩa là BN đang mang thai tuyệt đối không được dùng. Đây cũng là loại thuốc không sử dụng cho người cao tuổi, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc suy gan nhẹ đến trung bình do di căn gan.

Hu qu khôn lưng

Capecitabine cũng có những tác dụng ngoại ý như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, viêm dạ dày, đau bụng, hội chứng bàn tay bàn chân, viêm da, mệt mỏi, ngủ lịm. Một số bệnh nhân bị mất nước, ăn giảm ngon miệng, dị cảm, nhức đầu, hoa mắt, tăng tiết nước mắt, viêm kết mạc, táo bón, đau thượng vị, khó tiêu, phát ban, ban đỏ, đỏ da, khô da, sốt, yếu, suy nhược. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị thay đổi huyết học, rụng tóc, rối loạn móng, đau cơ, khớp, lưng, các chi, huyết khối, tăng huyết áp, phù chi dưới, đau nhức, chảy máu cam, khó phát âm, khô miệng. Điều này BS điều trị cũng cần cảnh báo cho bệnh nhân của mình biết để có sự đề phòng.

Thuc cha bnh gi không ch gây tn kém cho bnh nhân mà còn làm nh hưng đến quá trình điu tr làm cho ngưi bnh phi chu cnh “tin mt tt mang” đây có th coi là ti ác cn phi lên án đi vi nhng k trc li t các loi thuc tây gi.

BS.Minh nhắc nhở, bệnh nhân đang dùng capecitabine nếu lỡ quên một liều thì phải uống bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống theo kế hoạch. Nên nhớ không uống gấp đôi liều quy định vì có thể bị ngộ độc thuốc do quá liều.

Ông Nguyễn Đăng Lâm - Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW (Bộ Y tế) cho biết theo Luật Dược 2016 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau: “Không có dược chất, dược liệu; Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác”. Thuốc chữa bệnh giả không chỉ gây tốn kém cho bệnh nhân mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị làm cho người bệnh phải chịu cảnh “tiền mất tật mang”. Không ít người đã phải đổi lấy sức khỏe tính mạng của chính mình do dùng nhầm thuốc chữa bệnh giả. Đối với bệnh nhân ung thư thì đây có thể coi là tội ác vì có thể lấy đi sinh mạng của nhiều người gây bức xúc trong xã hội cần phải lên án đối với những kẻ trục lợi từ các loại thuốc tây giả.

Theo ông Nguyễn Đăng Lâm, về nguyên tắc để đảm bảo chất lượng thuốc trước khi ra thị trường thì nhà sản xuất phải kiểm tra xét nghiệm chất lượng 100% các lô trước khi xuất xưởng. Hậu kiểm chất lượng thuốc do hệ thống kiểm nghiệm thực hiện. Căn cứ trên các kết quả xét nghiệm cơ quan quản lý sẽ ra quyết định xử lý phù hợp và kịp thời.Việc kiểm soát chất lượng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, quản lý thị trường, truy tận gốc hồ sơ nhập khẩu. Việc tăng cường phối hợp là rất quan trọng bởi vì hàng giả họ bán lén, trong khi cơ quan kiểm nghiệm chỉ được phép lấy các mẫu thuốc bày bán công khai. “Ngoài ra, chúng ta cũng có kênh tiếp nhận các thông tin cảnh báo thuốc không đạt chất lượng, thuốc giả từ các cơ quan quản lý nước ngoài để kịp thời xử trí, từ đó cơ quan quản lý trong nước ra thông báo thu hồi, đình chỉ lưu hành hay thu hồi số đăng ký lưu hành” - ông Nguyễn Đăng Lâm trao đổi.

Hương Thy