Thứ bảy, 21/11/2020, 12h25

Nghề giáo, ngày càng “nặng gánh”

Theo Lut Giáo dc s 43/2019/QH14 (có hiu lc t ngày 1-7-2020), yêu cu v nhà giáo ngày càng cao. Đó là đương nhiên, vì mun cht lưng giáo dc tăng thì tiêu chun v nhà giáo cũng phi tăng. Điu 66 ca lut này cũng đã quy đnh “Nhà giáo có vai trò quyết đnh trong vic bo đm cht lưng giáo dc”…


Cô Hà Thanh Vân (Hiu trưng, ngi gia) cùng thy Võ Hoàng Try, cô Hoàng Th Lương và tr đa tt Trưng Ph thông đc bit Nguyn Đình Chiu. Ảnh: Hồ Trinh

Điều 67 của Luật Giáo dục 2019 nêu rõ: “Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp”.

Trong đó, đối với tiêu chuẩn “Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm”, theo khoản 1, điều 72 thì trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo là “có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT”. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, trong 5 năm qua (từ 2015-2020), công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên được đặc biệt chú trọng. Kết quả, 100% giáo viên đạt chuẩn theo quy định Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục. Tuy nhiên, với Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì toàn ngành hiện có 8.202/46.785 (chiếm tỷ lệ 17,5%) giáo viên công lập các bậc học chưa đạt chuẩn. Cụ thể, có 1.481/10.518 (tỷ lệ 14%) giáo viên mầm non; 5.099/19.964 (tỷ lệ 25,5%) giáo viên tiểu học; 1.622/16.303 (tỷ lệ 10%) giáo viên THCS chưa đạt chuẩn theo luật mới này. Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn, ngành GD-ĐT TP.HCM đã có kế hoạch phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng theo chuẩn mới. Không chỉ dừng lại ở đó, ngành GD-ĐT TP còn triển khai Đề án tinh giản biên chế, vận động đưa ra thực hiện chế độ chính sách tinh giản biên chế đối với những giáo viên do còn hạn chế năng lực không đáp ứng yêu cầu công việc, hoặc do không đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ với vị trí việc làm.

Như vậy là hơn 8.000 giáo viên (từ mầm non đến THCS) của riêng TP.HCM chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, dù năm học này vẫn còn đứng lớp nhưng nếu không chịu học tập, không chịu nâng cao chuyên môn thì nguy cơ thất nghiệp là khó tránh khỏi. Tư tưởng chủ quan của không ít nhà giáo, đứng lớp cho đến khi về hưu đã không còn phù hợp nữa.

Tuy nhiên, cái “gánh nặng” mà các nhà giáo sợ nhất chính là tiêu chuẩn “Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt”. Tiêu chuẩn này theo luật thì không có gì phải lo sợ mà tiếc rằng lại do phụ huynh và xã hội… quy định. Trong suy nghĩ của nhiều người thì giáo viên phải hiền như ông bụt, bà tiên; phải giỏi; phải xinh đẹp; ăn mặc nói cười phải có chừng mực. Đặc biệt, thời buổi bây giờ phần lớn học sinh đều là con một nên đòi hỏi của phụ huynh đối với giáo viên càng… quá đáng hơn. Thêm vào đó là sự hỗ trợ đắc lực của mạng xã hội đã đẩy nhiều giáo viên rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần…

Một giáo viên tiểu học tâm sự với tôi, trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, cô xin ý kiến các ông bố, bà mẹ có nên phạt học sinh bằng cách lấy thước dẻo (siêu mỏng và siêu nhẹ - PV) khẻ vào tay học sinh không, tất cả các phụ huynh đều đồng ý. Tuy nhiên hình phạt này cô chỉ áp dụng khi đã nhắc nhở học sinh vi phạm với cùng một lỗi tới 3 lần mà em này không sửa sai. Một lần cô đã dùng thước dẻo khẻ 2 cái vào tay một em học sinh “siêu quậy” - Trong giờ học, học sinh này không những không chịu học mà còn không cho các bạn xung quanh học. Em này về mách mẹ, người mẹ thay vì gặp gỡ cô giáo thì lại bức xúc nói với một phụ huynh khác của lớp. Ngay lập tức vị phụ huynh này lên Zalo kể tội cô giáo bằng những lời lẽ vô cùng thiếu tôn trọng, vô căn cứ. Nào là cô giáo này là chuyên gia bạo lực học đường, cô giáo khinh người, cô giáo giang hồ… Thậm chí vị phụ huynh này còn dọa sẽ đưa vụ việc lên báo nếu nhà trường không giải quyết một cách nghiêm túc. Và bên dưới bài viết của vị phụ huynh này là vài chục bình luận ác ý của những người chẳng liên quan gì đến vụ việc, cũng chẳng biết cô giáo này là ai…

“Tôi đã bệnh phải nghỉ ở nhà mấy ngày. Cũng may lãnh đạo nhà trường cùng các đồng nghiệp hiểu và động viên tôi rất nhiều; rồi những phụ huynh khác trong lớp, cả những phụ huynh có con từng học lớp tôi chủ nhiệm an ủi; đặc biệt là gia đình luôn bên cạnh nên tôi mới nhanh chóng lấy lại tinh thần để tiếp tục nhiệm vụ dạy học của mình”, cô giáo này tâm sự.

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước cũng đã xảy ra không ít vụ bạo hành giáo viên. Nhiều phụ huynh chỉ vì nghe lời con trẻ mà đã vội vã vào trường “xử đẹp” thầy, cô giáo ngay trước mắt hàng trăm học sinh. Và những nhà giáo bị phụ huynh bạo hành, đau đớn về thể xác chỉ là 1, 2 và nhanh chóng qua đi nhưng đau đớn về tinh thần thì có lẽ sẽ mang cả đời…

Điều 66 của Luật Giáo dục 2019 đã nêu: “Nhà giáo có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh” nhưng trên thực tế thì không ít phụ huynh đã thiếu tôn trọng nhà giáo, có những hành xử vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật đối với thầy, cô giáo - người mà đang ngày ngày dạy cho con cái họ biết đọc biết viết, biết cách đối nhân xử thế, dạy con họ cách làm người…

Luật Giáo dục 2019 cũng quy định về Trách nhiệm của gia đình (Điều 90). Theo đó, nêu rõ, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh phải “tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo”. Quy định là thế nhưng không phải phụ huynh nào vi phạm cũng bị xử lý; nhất là những phụ huynh mượn mạng xã hội để “ném đá” nhà giáo…

Chúng ta tự hào về truyền thống kính trọng nhà giáo: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Mong rằng các bậc phụ huynh hiểu đạo lý “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. “Yêu thầy” ở đây chính là coi trọng sự học, kính trọng người đã dạy dỗ con mình nên người…

Hòa Triu