Thứ năm, 23/3/2023, 13h38

Nhân Ngày bánh mì Việt Nam 24-3-2023: Món ăn tinh hoa ẩm thực Việt!

Bên cnh nhng món ăn quen thuc như ph, h tiếu, bánh cun, bún bò... thì ngày nay, bánh mì luôn đưc lưu trong b nh văn hóa m thc ca ngưi Vit Nam.

Tháng 3-2011, từ “Bánh mì” (chỉ món bánh mì kẹp thịt của người Việt Nam) đã được đưa vào từ điển Oxford. Đây là cột mốc đáng nhớ nhất làm nên lịch sử hành trình bánh mì của Việt Nam. Được xác nhận là một danh từ riêng, “Bánh mì” - (banh mi/ˈbɑːn miː/) đã chính thức trở thành cái tên mang đầy niềm tự hào, trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Đến năm 2020, để kỷ niệm 9 năm ngày từ “banh mi” được đưa vào từ điển Oxford, ngày 24-3-2020, trên giao diện trang chủ Google tại hơn 10 quốc gia Việt Nam, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Áo đã xuất hiện những hình ảnh minh họa sinh động cùng cụm từ “Tôn vinh bánh mì Việt Nam”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử “gã khổng lồ công nghệ” Google thiết kế Doodle nhằm tôn vinh bánh mì - món ăn phổ biến của người Việt Nam.

Mt thc ăn huyn thoi

Tuy là một món ăn có nguồn gốc ngoại sinh, nhưng bánh mì Việt Nam đã tạo nên một hành trình ngoạn mục. Là một trong những hiện tượng “khúc xạ văn hóa” khá độc đáo, khiến bánh mì trở thành niềm tự hào của dân tộc và là một trong những đại diện cho tinh hoa ẩm thực Việt, thiết lập nên một “truyền thống mới” và để lại dấu ấn đặc sắc trong nền ẩm thực thế giới.

Mặc dù công thức sơ khai của món bánh này khá đơn giản gồm bột, nước, muối và men, nhưng đến nay việc truy tầm về cội nguồn của bánh mì vẫn chưa được sáng tỏ. Chỉ biết rằng, chiếc bánh mì mà chúng ta ăn ngày nay đã trải qua một chặng đường dài lịch sử, về mặt kỹ thuật chế biến cũng như về mặt ẩm thực.

Theo các tài liệu khảo cổ học thì bánh mì có lẽ đã xuất hiện từ 8.000 năm trước Công nguyên tại mảnh đất màu mỡ vùng Lưỡng Hà, trên biên giới giữa Iran và Iraq ngày nay. Cũng có một bằng chứng khác xác tính rằng, người Ai Cập là những người đầu tiên tìm ra bí quyết làm bánh mì, xuất phát từ sự tình cờ. Từ Ai Cập, bánh mì đến Hy Lạp, Roma và phương Tây để trở thành một loại lương thực cơ bản. Đến thế kỷ 19, người Pháp nổi tiếng là ăn nhiều bánh mì nhất, năm 1843 một người Thụy Sĩ đã nhận xét rằng: “Người dân Pháp ăn nhiều bánh mì hơn ăn rau, thịt và sữa, hơn tất cả các nước châu Âu khác. Vả lại, ở Pháp người ta ăn thứ bánh ngon nhất thế giới”. Cho đến hiện nay, uớc tính khoảng 60% dân số thế giới đang tiêu thụ bánh mì hằng ngày. Bánh mì vẫn mãi luôn là nguồn thực phẩm thiết yếu của nhân loại, khó có một loại bánh nào có thể thay thế được.


Bánh mì tr
 thành nét đc trưng văn hóa m thc ca Vit Nam

Không phi bt k món ăn nào ph biế mt quc gia đu có th tr thành món ngon đưc thế gii công nhn. Thế nhưng bánh mì Vit Nam đưc ví như “hoa hm thc” đưng ph Vit Nam đã làm đưc điu đó.

Nhìn lại một chặng đường lịch sử rất dài, trải qua nhiều quốc gia, từ cổ chí kim, từ thô sơ đến hiện đại, từ sự tình cờ ngẫu nhiên đến kỹ thuật tiến bộ, thức ăn tưởng chừng đơn giản như bánh mì lại có một sức hút kỳ lạ, một sức sống kỳ vĩ, khiến triết gia Lionel Poilâne từng viết: “Kể về lịch sử bánh mì, là kể một chút về lịch sử của loài người”.

Hành trình bánh mì đến Vit Nam

Không biết bánh mì xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ khi nào, nhưng chắc chắn rằng, nó đã có mặt từ khi người Pháp đặt chân đầu tiên lên đất Sài Gòn vào cuối thế kỷ XIX. Có lẽ, các anh bồi bàn trong các nhà hàng Tây, thông ngôn, thầy ký là những người nếm bánh mì đầu tiên, kế đó là công chức tân trào, rồi đến tầng lớp Tây học, thị dân, rồi sau đó mới lan ra đến Hà Nội. Bởi lẽ, thực tế là, trong khi người miền Nam gọi là bánh mì, thì ở phía Bắc, nhất là Hà Nội, trước đây người ta vẫn quen gọi là “bánh Tây”. Điều này, chứng tỏ đối với người Việt, bánh mì là loại bánh ngoại lai, du nhập.


Ngưi nưc ngoài thưng thc bánh mì Vit Nam ti khu vc trung tâm TP.HCM. Ảnh: IT

Tuy vậy, trong bối cảnh đó, bánh mì lại có “sức sống” diệu kỳ, là vượt qua những rào cản “kỳ thị” có gốc từ xứ Tây để làm hành trình chinh phục ngoạn mục trong thế giới ẩm thực của người Việt bản xứ. Thật vậy, sống chung với nhau nên dù yêu hay ghét, người Việt dần dà cũng thích ăn bánh mì. Ban đầu, loại thức ăn này được dân ta nhìn nhận như một món ăn chơi, không được coi là món ăn chính. Theo thời gian, bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế nhân đời nay gọi là “văn hóa ẩm thực”, một thức ăn không thể thiếu của người Việt.

Bánh mì Vit Nam - s hi nhp văn hóa Đông - Tây

Trước khi có bánh mì, thế giới biết đến ẩm thực Việt Nam qua món phở trứ danh, nước mắm huyền thoại... tức là những món ăn gắn liền với văn hóa ẩm thực địa phương, do người bản địa phát minh. Thế nhưng, bánh mì có một đặc điểm đặc biệt khác, trở thành một món ăn mang bản sắc trong văn hóa ẩm thực Việt nhưng hoàn toàn là món ăn được du nhập. Điều này, cho thấy hiện tượng bánh mì Việt Nam đã tạo nên sự giao lưu tiếp biến văn hóa, nói như PGS.TS Phan An: “Bánh mì mới chính là thứ thể hiện đầy đủ và rõ nét nhất những đặc tính điển hình của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập”.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu có một “bản đồ bánh mì” Việt Nam thì hẳn chúng ta sẽ thấy bánh mì được trải dài từ Bắc đến Nam, xuất hiện ở nhiều phân khúc khác nhau có độ phủ bao rộng khắp cả nước, từ nông thôn đến thành thị, phục vụ đủ mọi tầng lớp, mọi đối tượng, từ bình dân đến cao cấp, thực hiện đủ các chức năng từ món ăn chơi, ăn sáng đến thức ăn chính. Cũng bởi đặc tính linh hoạt, dễ biến tấu này mà bánh mì đã theo chân người Việt đi khắp thế giới. Năm 2009, bánh mì Việt được đầu bếp huyền thoại Anthony Bourdain khen là “loại bánh ngon nhất thế giới”.

Như vậy, bánh mì Việt Nam bản thân chất chứa cả một hành trình dài mang bản sắc văn hóa, ẩm thực. Có thể nói rằng chiếc bánh mì bé nhỏ của Việt Nam đi khắp nơi trên thế giới, kết nối được nhiều tâm hồn yêu ẩm thực khác nhau. Đứng trước một món ăn ngon, không có ranh giới giữa các quốc gia, không có ranh giới giàu nghèo hay đẳng cấp, bánh mì Việt Nam đã chứng minh được điều đó. Bằng chính sự dân dã của mình, bánh mì đã thuyết phục được thực khách khắp thế giới, ghi dấu bản sắc ẩm thực của chính người Việt.

ThS. Nguyn Hiếu Tín