Thứ bảy, 4/12/2021, 11h16

Những làn gió mới cho đời sống thơ ca

Nhng năm gn đây, làng thơ, văn TP.HCM xut hin nhiu cây bút tr vi cách nhìn cuc sng gn gũi, lc quan đã góp phn mang đến làn gió mi cho đc gi. So vi thế h thơ, văn k cu, mt thế h tr cũng có nhng li thế riêng giúp h rt nhiu trong sáng tác ca mình.


Nhà thơ, đi úy Trn Ngc Mai (th ba t trái sang) nhn gii ba ti cuc thi thơ “Nhân nghĩa đt phương Nam”

Công an, bác sĩ là nhà thơ

Ngày nay, dù khá bận rộn với công việc nhưng họ vẫn dành tình yêu mãnh liệt với thơ, văn. Sáng tác của họ tuy không thể sánh bằng thế hệ trước nhưng mang màu sắc mới, có những đột phá, sáng tạo như cách họ đang sống trong đời sống hiện đại.

Điển hình như nhà thơ, đại úy Trần Ngọc Mai, một trong những nhà thơ trẻ vừa đoạt giải ba cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất Phương Nam” do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức với 2 bài thơ” Chốt gác” và “Đôi mắt”. Trước đó, nhà thơ, đại úy Ngọc Mai cũng đoạt giải nhì cuộc thi thơ lục bát với chủ đề “Quê hương và tình yêu” do nhóm Tạp san Áo trắng của NXB Trẻ tổ chức với bài thơ “Nhớ quê”.

Nhà thơ T Hàn chia s: “Thơ ca làm cuc sng ca anh tr nên thú v và có nhng ngưi bn thơ đc bit trong đi. Tôi làm thơ khá nhiu nhưng đây là ln đu tiên tôi t gi thơ d thi và đot gii cao nht. Điu đó càng giúp tôi có thêm năng lưng đ sáng tác nhng bài thơ tiếp theo”.

Dù rất bận rộn với công việc tại Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học Trường ĐH An ninh Nhân dân nhưng nhà thơ, đại úy Ngọc Mai luôn có những sáng tác bằng chính sự trải nghiệm của mình. Nhà thơ, đại úy Ngọc Mai cho biết, những sáng tác của anh đều bất chợt từ những gì mà mình mắt thấy, tai nghe những câu chuyện có thật trong cuộc sống. Trong mùa dịch, anh và vợ đều là công an nên phải thực hiện trách nhiệm với dân với nước đó là đi chống dịch. Hàng ngày đứng chốt, anh thấy một quang cảnh chưa bao giờ nhìn thấy, rồi thấy vợ phải đi sớm về trễ trong trạng thái mệt mỏi rồi tới khi nhiễm bệnh… “Từ những điều đó, tôi đã viết nên thơ thay cho những lời động viên, an ủi cho chính bản thân mình cũng như tâm tình, chia sẻ với vợ hãy vượt qua khó khăn để hoàn thành trách nhiệm. Qua đó, tôi cũng muốn cho mọi người hiểu hơn về những khó khăn, tâm tư của những chiến sĩ công an, lực lượng chống dịch cũng như những người thân của họ” - nhà thơ, đại úy Ngọc Mai chia sẻ.

Nhà thơ, đại úy Ngọc Mai trưởng thành từ cuộc thi thơ do nhóm Tạp san Áo trắng của NXB Trẻ tổ chức với bài thơ “Nhớ Châu Giang” khi đoạt giải ba. Đến nay anh có rất nhiều sáng tác và giành nhiều giải thưởng về thơ ca.

Nhà thơ Tự Hàn, tên thật là Đỗ Phước Thanh vốn là một bác sĩ thiên về khoa học tự nhiên tại một bệnh viện nhưng với anh thơ, văn đã trở thành cuộc rong chơi của mình. “Thơ đã chọn tôi và giúp tôi gửi trao tấm lòng” - nhà thơ Tự Hàn khẳng định.

Những câu thơ của nhà thơ Tự Hàn là tâm sự tận đáy lòng phản ánh thực tế qua ngôn ngữ thi ca và cũng là những bộc bạch để bản thân anh cũng như đội ngũ y bác sĩ có thêm sức mạnh để tận tâm cống hiến với y đức, lương tâm và trách nhiệm. “Có thể tháng bảy này chẳng làm lễ Vu Lan/ Ơn nghĩa mẹ cha núi cao biển rộng/Con như phận sóng sinh ra mang trong mình lận đận/Thì nợ cuộc đời, nợ ân tình hãy tha thứ cho nhau…” trích từ bài thơ “Có thể” do nhà thơ Tự Hàn sáng tác. Trong mùa dịch, nhà thơ Tự Hàn đã sáng tác nên chùm thơ: “Tưởng niệm”; “Có thể”; “Hẹn con sinh nhật mùa sau”… Anh là người giành giải nhất trong cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất Phương Nam” do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.

Li thế nhà thơ tr

Những năm gần đây có nhiều cây bút mới cho ra mắt những tác phẩm thơ ca và tự tin tham gia cuộc thi để khẳng định khả năng sáng tác của mình. Điều này cho thấy, người trẻ rất quan tâm đến thơ, văn và họ được đặt niềm tin sẽ tạo nên làn gió mới cho thơ ca thời hiện đại.

Nhà thơ Nguyên Hùng (Trưởng Ban công tác CLB Văn học, Hội Nhà văn TP.HCM) cho biết, trong cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất Phương Nam” mà ông là thành viên ban tổ chức, trong số 700 tác giả tham gia, với hơn 1.500 bài thơ gửi về, có đến 2/3 tác phẩm của tác giả trẻ, trong đó có 2 tác giả 15 tuổi. “Chứng tỏ, người trẻ không chỉ bộn bề với công việc mà họ còn dành thời gian để sáng tạo và viết nên những vần thơ, ca để thêm hương vị cho cuộc sống, nhà thơ Nguyên Hùng chia sẻ.


Nhà thơ T Hàn (gia) nhn gii cuc thi thơ “Nhân nghĩa đt phương Nam”

So với các thế hệ trước, người trẻ ngày nay có những lợi thế riêng giúp mình thuận lợi trong sáng tác thơ ca.

Nhà thơ, đại úy Ngọc Mai cho biết, lợi thế trong sáng tác của anh chính là những trải nghiệm phong phú trong quá trình công tác và những câu chuyện có thật mà bản thân và gia đình đã trải qua.

Nhà thơ Nguyên Hùng cho rằng, những nhà thơ, nhà văn thế hệ của ông có những tác phẩm nổi bật, in sâu vào lòng độc giả. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay cũng thể hiện được lối viết riêng, thu hút độc giả quan tâm. “Nếu thế hệ nhà thơ, nhà văn đi trước có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác, có tư liệu phong phú về cuộc sống thì nhà văn trẻ lại năng động, sáng tạo, có đột phá trong sáng tác. Điều này, giúp người trẻ hình thành nên phong cách, từ ngữ, lối viết sinh động, hấp dẫn thu hút độc giả trẻ quan tâm và trở nên yêu thích thơ ca” - nhà thơ Nguyên Hùng nhận định.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác, nhà văn Hoài Hương nhận định, tác giả trẻ ngày nay có cách nhìn cuộc sống đa dạng, lạc quan hơn. Trong sáng tác của họ thường đi theo thời sự, lời thơ, văn thể hiện một sức sống mới, phong cách mới, không bi lụy như những gì đang xảy ra. “Thơ, văn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Trong mùa dịch vừa qua, nếu bác sĩ là những người trực tiếp cứu người thì nhà thơ, nhà văn là những người truyền động lực tinh thần giúp họ mạnh mẽ và vượt qua khó khăn, trở về từ cõi chết…” - nhà văn Hoài Hương nhìn nhận.

Bài, ảnh: H Trinh