Thứ bảy, 22/7/2017, 23h10

Ô nhiễm môi trường trầm trọng vì... ô tô, xe máy

Tng cc Môi trưng (B Tài nguyên và Môi trưng) va có báo cáo v hin trng môi trưng quc gia. Trong đó đáng báo đng nht là tình trng ô nhim không khí. Nguyên nhân ch yếu là do khí thi t các phương tin giao thông. TP.HCM và Hà Ni là hai đa phương ô nhim nng n nht.

Thi công đường Lương Định Của (Q.2) gây bụi các khu dân cư lân cn. Ảnh: Q.H

Theo báo cáo, các đô thị Việt Nam đang thải ra lượng rác khổng lồ - khoảng 38.000 tấn/ngày, tăng trung bình 12%/năm. Trong khi đó công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt phổ biến là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt.

Ngoài vấn đề rác, bụi cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng sống của người dân TP một cách nghiêm trọng. Vì trong bụi có nhiều thành phần độc hại vượt mức cho phép. Báo cáo nêu rõ, nồng độ NO2 có xu hướng tăng trong các năm gần đây; đặc biệt có dấu hiệu ô nhiễm và tăng mạnh vào giờ cao điểm tại khu vực giao thông, nhất là ở Hà Nội, TP.HCM... Nồng độ khí CO cũng tăng lên trong giờ cao điểm tại các trục giao thông và xung quanh các khu công nghiệp nằm trong đô thị. Khí O3(Ozon), từng ghi nhận sự gia tăng bất thường ở các đô thị lớn, nay tiếp tục gia tăng.

Riêng tại TP.HCM, với trên 7 triệu chiếc xe gắn máy và hơn 600.000 xe ô tô nên mỗi ngày thải ra một lượng khói, bụi rất lớn. Theo đó càng những khu vực có mật độ giao thông đông đúc thì mức độ ô nhiễm càng cao. Đơn cử như khu vực: Ngã tư An Sương, khu vực ra vào cảng Cát Lái, đường Cộng Hòa, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, ngã sáu Gò Vấp…

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp mỗi ngày cũng thải ra môi trường cả chục tấn bụi. Rác, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường đang làm cho nhiều con kênh, rạch bị ô nhiễm nặng.

Báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường TP cho thấy, mỗi ngày có khoảng 8.300 tấn rác sinh hoạt, 1.500-2.000 tấn rác công nghiệp, 1.200-1.600 tấn rác xây dựng, 22 tấn rác y tế và hơn 2.000 tấn bùn thải các loại. Trong đó, có đến 76% rác thải sinh hoạt xử lý theo công nghệ chôn lấp - vừa chiếm nhiều diện tích đất vừa phát sinh mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đơn cử như bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh) phát mùi hôi kinh khủng khiến người dân phải cầu cứu lãnh đạo TP. Thậm chí, một số bãi chôn lấp rác đã ngừng tiếp nhận (bãi chôn lấp số 1, 1A ở Phước Hiệp, huyện Củ Chi; bãi Gò Cát ở quận Bình Tân), song do xử lý bằng công nghệ chôn lấp nên vẫn còn mùi hôi từ lượng nước rỉ rác phát tán. Không những thế các bãi rác này còn làm ô nhiễm nguồn nước ngầm...

Từ thực trạng đáng báo động này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định: “Chúng ta đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Do đó, cần phải có giải pháp cụ thể cho từng nguồn ô nhiễm. Đặc biệt, phải xác định trách nhiệm của từng ngành trong việc này để có hướng giải quyết hiệu quả và cũng quy trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, quận, huyện và người đứng đầu”.

Về phía Bộ Tài nguyên - Môi trường đã đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ và giảm thiểu các nguồn phát tán bụi, khí thải. Cụ thể như tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng, đảm bảo công tác môi trường nhằm kiểm soát việc phát tán bụi tại các điểm thi công xây dựng; Quy hoạch hợp lý các tuyến giao thông khu vực nội đô, nâng cấp chất lượng đường giao thông đô thị; Tăng cường phun nước, quét đường, kiểm tra chặt chẽ việc rửa sạch, vệ sinh các phương tiện trước khi đi vào khu vực nội đô. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, xử lý loại bỏ các phương tiện giao thông đã hết niên hạn sử dụng. Xử lý triệt để và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư...

Quang Huy