Thứ năm, 23/5/2019, 20h43

Phim hè dành cho tuổi học trò: Một tín hiệu vui

Mùa hè 2019, sng phim dành cho tui hc trò áp đo vi nhiu b phim đưc ra rp và lên sóng truyn hình. Nói như đo din Nguyn Quang Dũng thì đây qu là mt tín hiu vui.

Cnh trong phim “Năm đó chúng ta 18”

Món quà ý nghĩa dành cho tui hc trò

Nếu như trước đây, Hãng phim TFS khá dè dặt trong việc làm phim truyền hình dành cho lứa tuổi học trò thì những năm gần đây, TFS đã mạnh dạn “tấn công” vào lứa tuổi này, nổi bật là bộ phim “Trước ngưỡng cửa đời” đầy tính giáo dục tạo được ấn tượng với lứa tuổi học trò. Đạo diễn Nhất Tuấn chia sẻ: “Bộ phim nói về những tháng ngày cuối của lớp 12A1 trước ngưỡng cửa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Bên cạnh đó là những cuộc tình chớm nở của tuổi mới lớn hết sức ngô nghê. Trên hết, bộ phim tuyên truyền cho giới trẻ về tình yêu biển đảo quê hương khi chọn Học viện Hải quân làm hướng đi cho cuộc đời mình”.

Sau thành công của “Tháng  năm rực rỡ”, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng trở lại với “Ước hẹn mùa thu” được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Chuyện phim là hành trình tìm lại mối tình đầu thời cuối cấp của Duy và Pha Lê. Bởi, sau một tai nạn bất ngờ, Duy từ một chàng học sinh lớp 12 tuấn tú, sôi nổi đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu… 15 năm sau, Duy bất ngờ tỉnh lại. Anh nhận ra mọi thứ xung quanh mình đã thay đổi rất nhiều. Bản thân anh cũng không còn là cậu học sinh hiếu động của ngày xưa nữa… Phim có sự tham gia của dàn diễn viên trẻ Quốc Anh, Hoàng Oanh, Duy Khánh, Kay Trần, Nhan Phúc Vinh, Hoàng Phi… đang thu hút khán giả tại các cụm rạp trên toàn quốc.

“Cảm ơn vì có em” là bộ phim sẽ công chiếu dịp hè của nữ đạo diễn Luk Vân. Phim kể về tình cảm học trò của hai người bạn cùng lớp Luân (Lu An) và Mi Em (Vi Xù). Cả hai cùng nhau vượt qua những chông chênh của tuổi mới lớn, họ từ từ chạm đến ngưỡng tình cảm lớn hơn lúc nào không hay.

Bộ phim truyền hình “Năm đó chúng ta 18” vừa chính thức trình làng trên kênh Youtube Điền Quân Film, đây là bộ phim về thời thanh xuân đầy ắp kỷ niệm và hấp dẫn khán giả tuổi học trò. Phim “Năm đó chúng ta 18” nói về mối tình đầy ngọt ngào nhưng cũng khá day dứt của cặp đôi Lan Hương - Lương Huy. Đặc biệt, ngoài tình yêu đôi lứa, bộ phim còn chứa đựng nhiều bài học giáo dục tình cảm gia đình.

Bộ phim “Tháng 5 để dành” của đạo diễn trẻ Lê Hà Nguyên ra rạp từ ngày 24-5. Chuyện phim xoay quanh mối tình học trò ở một vùng núi trung du phía Bắc với nhiều chất liệu mới mẻ để khai thác trên phim ảnh: giới tính và những rung cảm đầu đời vừa lo sợ vừa trong trẻo của những người trẻ. Hiếu (Xuân Hùng) - một bạn trẻ tỉnh lẻ chất chứa nhiều tâm tư suy nghĩ của cậu học trò mới lớn, luôn tò mò về giới tính, cuộc sống xung quanh.

Có th nói rng, hin nay, phim dành cho la tui hc trò đang đưc đông đo nhà sn xut trong nưc rt quan tâm bi có nhiu nhãn hàng nhy vào tài tr cũng như thu đưc nhiu qung cáo. Vi mch phim đy hơi th ca hc đưng, hu hết các phim đu đưc khán gi tr đón nhn nng nhit.

Còn Mai Ngọc (Minh Trang), cô nàng lớp phó tình cờ nảy sinh tình cảm với cậu trong lần làm chung báo tường. Những khó khăn, những “cám dỗ” nào sẽ dành cho cả hai, để giữ được một mối tình thanh xuân tươi đẹp và những hồi ức ngọt ngào?

Bối cảnh trong phim vào khoảng những năm 2000, khi mà âm nhạc và sách vẫn còn là những người bạn đồng hành của tuổi học trò thay cho Facebook hay phim ảnh. Vì thế, khán giả xem phim sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: chiếc đầu đọc đĩa CD, nơi cả thế giới của Hùng gần như thu nhỏ lại trong đó, những tờ báo tường vụng về, và cả sự khờ khạo của thế hệ học trò thời ấy… Đã có quá nhiều bộ phim khai thác đề tài tình yêu học trò, nhưng mỗi đạo diễn với cách nhìn, cảm xúc và thế giới quan của mình sẽ mang lại những hơi thở riêng cho bộ phim.

Nhng ngưi tâm huyết

NSƯT Lý Quang Trung - Giám đốc Hãng phim TFS cho biết: “Ý thức được tầm quan trọng của việc góp phần xây dựng thế hệ tương lai của đất nước, TFS luôn đầu tư vào những tác phẩm điện ảnh mang tính giáo dục dành cho tuổi trẻ học đường. Tuy nhiên, là một hãng phim của Nhà nước nên chúng tôi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Phim cho tuổi học trò với những câu chuyện rất đời thường trong giới trẻ hiện nay nhưng qua đó phải mang một thông điệp giáo dục và hướng các bạn trẻ đến một đời sống lành mạnh, biết thực hiện những ước mơ, những hoài bão của mình một cách thiết thực và hiệu quả nhất…”.

Còn đạo diễn trẻ Lê Hà Nguyên chia sẻ: “Theo tôi, khó khăn nhất khi viết kịch bản về lứa tuổi học trò là đặt bản thân mình vào thời điểm đó như thế nào, có sự chia sẻ làm sao để đồng điệu cùng lứa tuổi này và tránh tối đa góc nhìn của người lớn”. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tâm sự: “Tôi thấy mình như trẻ lại khi làm phim cho tuổi học trò vì như được sống lại cái thời thơ mộng, dấu yêu ấy. Các bộ phim dành cho tuổi học trò của tôi thành công khiến tôi rất vui. Từ lâu, tôi rất quan tâm đến tuổi học trò. Cuộc sống đang cuồn cuộn với bao nhiêu vấn đề dành cho giới trẻ vậy thì tại sao mình lại không vào cuộc sống cùng với các em. Hiện nay, muốn khán giả tuổi học trò xem phim Việt Nam cũng đâu phải là chuyện dễ, phải luôn luôn tìm cái mới, cái lạ, cái hấp dẫn các bạn như một món ăn phải thay đổi khẩu vị thường xuyên”.

Bài, nh: Minh Khôi