Thứ bảy, 11/1/2020, 20h00

Sở trường + Đam mê = Đường đến tương lai

Ngoài chuyên môn (dy văn), tôi còn dy k năng sng cho hc sinh trong nhiu năm qua. Vi môn văn, tôi thưng dy hc sinh nhng kiến thc t thc tế, nhng bài hc quý t đi thưng… Còn khi dy k năng sng, tôi có nhiu thi gian hơn đ chia s cùng các em.

Hc sinh Trưng THPT Phú Nhun (Q.Phú Nhun, TP.HCM) trao đi vi chuyên gia trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh - Sáng tương lai” ln th 12 năm 2020 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc. Ảnh: Y.Hoa

Với việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai, tôi thường nói với học sinh của mình là hãy theo sở trường (năng lực) cùng với đam mê, hãy là chính mình để được thực hiện ước mơ, để sống hạnh phúc với nghề mình chọn. Tôi giải thích cho các em hiểu trong quá trình thực hiện ước mơ của mình, nhất là khi bước vào thực hiện công việc, những khó khăn, thử thách luôn đối diện trước mắt, các rủi ro có thể xảy ra nhưng trên hết, dù có thế nào thì chúng ta cũng hạnh phúc trên con đường mình đã chọn. Và tôi cũng khuyên học sinh “đi ngược gió” với mong muốn của cha mẹ (nếu ngành nghề mình không thích, kể cả ngành nghề cha mẹ đã trải thảm), không nên thực hiện ước mơ của cha mẹ mà hãy thực hiện ước mơ của mình. Bởi trên thực tế, không ít gia đình mệt mỏi khi chọn nghề thay con, dẫn đến hệ lụy khó lường.

Tôi phân tích cho học sinh hiểu, cha mẹ là người đi trước, có kinh nghiệm nên hướng những ngành nghề để con được nhiều thứ (nhiều tiền, lao động bằng trí óc...), điều đó cũng là mong muốn tốt đẹp của cha mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, không phải cha mẹ lúc nào cũng đúng, thậm chí sai lầm khi ép con thực hiện nghề nghiệp mà con không hề thích. Ép con đi theo con đường cha mẹ mong muốn chẳng khác nào “đánh cắp ước mơ tuổi 18”, tuổi mà các em đã khẳng định mình về nghề nghiệp. Có lẽ những câu chuyện gần đây về sự thất bại trông thấy khi con “sống hộ” ước mơ của cha mẹ đã được truyền thông phản ánh, nhất là với các bậc cha mẹ mắc “bệnh sĩ” cho thấy những hệ lụy ấy.

Tôi xin kể câu chuyện về một đồng nghiệp nữ đã hối hận khi vợ chồng cố bắt con mình học trường y. Ngày trước, thời học sinh được thi vào nhiều trường ĐH, con chị đã đậu trường y lẫn bách khoa. Cậu con trai thích học ngành kỹ thuật ở trường bách khoa nhưng cha mẹ bắt con học trường y để trở thành bác sĩ (một phần vì bệnh sĩ, và làm bác sĩ thì làm việc… nhẹ nhàng). Cậu con trai nghe theo lời cha mẹ, trở thành bác sĩ nhưng trong nhiều năm chẳng mấy vui với nghề nghiệp khiến cả nhà rất... buồn. Chị đồng nghiệp nói, nếu ngày đó cứ để con theo đam mê thì con đã được hạnh phúc với công việc của mình. Thời nay, chuyện tương tự vậy xảy ra không ít, và đang là “chiến tranh lạnh” của nhiều người con với cha mẹ. Lẽ ra, cha mẹ cùng ngồi lại với con để lắng nghe ước mơ của con, những nỗi niềm mà con chia sẻ để cùng định hướng nghề nghiệp, phân tích sự được mất (có thể) trong nghề nghiệp ở tương lai thì một số cha mẹ lại áp đặt ước mơ của mình buộc con phải thực hiện. Điều trước mắt dễ thấy nhất, khi ép con theo ước mơ của cha mẹ thì “chiến tranh lạnh” xảy ra trong gia đình. Khi “học hộ người khác”, người học cảm thấy chán nản, mệt mỏi, áp lực. Suốt nhiều năm ngồi trên giảng đường chẳng khác nào bị “tra tấn” bởi những kiến thức “không hợp gu”. Việc thi đi, thi lại trở thành chuyện bình thường (một khi người học không thích thú, không có quyết tâm phấn đấu) nên dễ dẫn đến tình trạng “giữa đường đứt gánh... tương lai”. Ra trường, một khi công việc mình không yêu thích thì chẳng khác nào “sáng cắp ô đi, chiều khoác dù về” làm việc một cách mệt mỏi, gượng ép, không cảm xúc. Điều đó đồng nghĩa rằng, người làm việc khó tạo ra những giá trị cho cộng đồng, khó phát triển năng lực…

Tóm lại, chỉ có năng lực đi đôi với đam mê mới dẫn đến thành công trên bước đường tương lai. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì rất khó để có kết quả cao trong công việc, trong cuộc sống.

Hoàng Thái Hùng
(giáo viên Trưng THPT Thành Nhân, TP.HCM)