Thứ năm, 26/4/2018, 21h50

Tăng tuổi nghỉ hưu để cải cách BHXH: Phải xem xét đặc thù của từng ngành nghề

Hai phương án trong đ án ci cách BHXH do B LĐ-TB&XH va trình bày ti phiên hp y ban V các vn đ xã hi ca Quc hi ngày 23-4 là, nâng tui ngh hưu ca n lên 60 tui và nam lên 62 tui, hoc n lên 60 tui và nam lên 65 tui đang dy lên nhiu ý kiến trái chiu.

Cô Mai Th Lý (ch nhim lp 1/1 Trưng Tiu hc Tân To) cho biết, sĩ s ca lp là 48 HS, mi ngày lên lp đu áp lc nếu tăng tui ngh hưu không phi GV nào cũng chu đưc. Ảnh: T.Thương

Tăng tui hưu đ cân bng qu

Theo số liệu từ Bộ LĐ-TB&XH, tính đến cuối năm 2017 trên toàn quốc có 13,6 triệu người tham gia BHXH bắt buộc và khoảng 230.000 doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động. Tuy nhiên số liệu từ cơ quan thuế thì cả nước có tới 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Như vậy, còn trên 300.000 doanh nghiệp và khoảng 3 triệu người chưa tham gia BHXH bắt buộc dù được Nhà nước hỗ trợ.

Bà Lưu Thị Thanh Huyền - Phó Giám đốc BHXH TP.HCM - cho biết, có nhiều lý do khiến quỹ BHXH mất cân bằng như: một bộ phận người dân còn thờ ơ với BHXH; hiện nay BHXH Việt Nam đang được Nhà nước hỗ trợ, người lao động đang đóng ít hưởng nhiều, đóng thời gian ngắn nhưng lại hưởng dài. Bên cạnh đó tuổi nghỉ hưu của người lao động ở nước ta đang thấp hơn so với các nước trên thế giới, trong khi tuổi thọ đang tăng cao, tương ứng với thời gian hưởng lương hưu còn rất dài, gây ảnh hưởng đến khả năng cân đối của quỹ.

Cụ thể, thống kê năm 2014 của BHXH Việt Nam, số người nghỉ hưu bình quân ở nước ta là khoảng 54 tuổi, đối với một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại thì tuổi nghỉ hưu bình quân là 43 tuổi. Trong khi đó, hiện nay tuổi thọ bình quân của người lao động nước ta là 73 tuổi với nam và 75 tuổi đối với nữ. Đối với một số nước như Nhật Bản tuổi nghỉ hưu là 70, Anh là 67 tuổi, Canada - 65 tuổi…

Trước khả năng mất cân bằng quỹ thì phương án tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nam và nữ được xem là “cứu cánh”.

Đó cũng là ý kiến của BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM). Tuy nhiên, theo BS Khanh cũng như nhiều người lao động khác thì, đối với 2 phương án là tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60, nam lên 62 hoặc 65 dù theo lộ trình vẫn khiến người lao động lo lắng vì tăng tuổi sẽ tăng nhiều vấn đề khó khăn khác.

Phi xem xét ngành ngh đc thù

BS Khanh nhận định, không thể so sánh người lao động nước ta với người lao động nước ngoài. Vì đối với các nước phát triển dù người lao động đã già nhưng thể trạng khỏe. Trong khi đó, người lao động nước ta, cụ thể là nam ở độ tuổi ngoài 60, nữ ngoài 55 tuổi đều đã xuất hiện những bất ổn về sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, khớp.

“Người già ở nước ta, mỗi tháng đều phải “cầm cự” bằng 2 đến 3 loại thuốc thì làm sao có đủ sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho nghề?”, BS Khanh đặt câu hỏi.

Ông nhấn mạnh thêm, đặc biệt đối với ngành có nhiều đặc thù như y - bác sĩ thì việc sức khỏe giảm sút sẽ không thể đáp ứng được công việc. Đối với BS nội, ngoại khoa thì có thể nói “gừng càng già càng cay”, tức là có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn khi BS trực tiếp thực hiện ca mổ… Khó khăn nhất là đối với nữ điều dưỡng viên, bởi tính chất phải trực đêm, áp lực công việc cao. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu với nữ điều dưỡng lên 60 thì chắc chắn không thể đáp ứng được.

Theo BS Trương Hu Khanh - Bnh vin Nhi đng 1 - trong bi cnh lao đng đang bão hòa, nhiu ngành ngh cn tinh gin biên chế, lc lưng lao đng tr tht nghip, nếu tui ngh hưu đi vi ngưi lao đng nam và n đu tăng lên thì t l tht nghip ca lao đng tr s tăng lên rt cao, gây nhiu h ly cho xã hi.

BS Khanh đề xuất, tăng tuổi hưu để cân bằng quỹ BHXH là cần thiết, tuy nhiên cần phải xem xét đến các ngành nghề đặc thù.

Cũng như BS Khanh, BS Trịnh Tất Thắng - Giám đốc BV Tâm thần TP.HCM - cho rằng, đối với những ngành nghề làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực thì không nên kéo dài tuổi nghỉ hưu. Vì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân nhân viên y tế là rất cao, đồng thời ảnh hưởng đến người bệnh mà mình đang phục vụ. “Để cống hiến tốt cho nghề nghiệp trước hết phải có sức khỏe tốt. Đối với những người già nhưng còn sức khỏe, muốn được cống hiến thì Nhà nước nên tạo điều kiện, tuy nhiên không nên giao những trọng trách quan trọng”, BS Thắng đề xuất.

Đối với ngành giáo dục, cô Đặng Thị Kim Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Tạo (Q.Bình Tân, TP.HCM) - chia sẻ, đối với nghề GV việc kéo dài tuổi nghỉ hưu có thể kéo theo những khó khăn nhất định. GV đã ngoài 55 tuổi sẽ giàu kinh nghiệm, tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin thì khả năng tự bồi dưỡng về tin học, công nghệ sẽ giảm sút, không thể theo kịp thời đại. Bên cạnh đó là khả năng tiếng Anh cũng như sức khỏe có nhiều cản trở.

“Hiện nay tại Trường Tiểu học Tân Tạo sĩ số trung bình mỗi lớp là 48 đến 50 HS. Mỗi ngày GV lên lớp là một áp lực rất lớn. Nếu lên lớp trong tình trạng mệt mỏi thì khả năng truyền đạt cho HS sẽ thấp, gây nhiều thiệt thòi cho các em. Theo tôi, đối với nữ, chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu từ 55 lên 57 hoặc 58 tuổi là phù hợp”, cô Hương nói.

Thương Thương