Thứ ba, 7/4/2020, 21h13

Trang bị kỹ năng cho học sinh trong mùa dịch

Khi trưng hc đóng ca, đ trang b k năng sng cho HS, biến quãng thi gian ngh dài thành khong thi gian đ HS hình thành nhng thói quen tt, gn kết gia đình, sng có ích trong mùa dch Covid-19…, bên cnh vic dy kiến thc văn hóa trc tuyến, nhiu giáo viên, trưng hc ti TP.HCM đã mnh dn trin khai dy k năng sng online.

Cô Ngô Th Hng Ngc (giáo viên Trưng THPT Bùi Th Xuân) đang thc hin video dy nu ăn

Dù chưa thật sự bài bản nhưng những giải pháp này đã trở thành những kênh “giải trí trực tuyến” hữu ích để HS, phụ huynh tham khảo trong mùa dịch.

Lp kênh Youtube dy nu ăn cho HS

Trường THPT Bùi Thị Xuân là đơn vị duy nhất tại TP.HCM đưa bộ môn nấu ăn vào chương trình giáo dục kỹ năng sống cho HS khối 12 từ nhiều năm nay. Xuyên suốt thời gian HS nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bộ môn này vẫn được cô Ngô Thị Hồng Ngọc (giáo viên dạy nghề nấu ăn và thủ công của trường) phổ biến đến HS qua những video đầy màu sắc, sinh động từ kênh Youtube dạy kỹ năng sống và trang Fanpage Quà vặt rany do cô lập ra.

“Các món ăn được lựa chọn đều có tiêu chí dễ làm, nguyên liệu không quá cầu kỳ, gần gũi, hướng tới yếu tố bảo vệ sức khỏe để HS nào cũng có thể thực hiện được ngay trong gia đình mình sau khi học”, cô Ngọc nói.

Theo đó, với tiêu chí này, đến nay cô Ngọc đã đưa lên Youtube và Fanpage hàng chục món ăn, thu hút đông đảo HS, giáo viên trong trường theo dõi. Có thể kể đến như cơm chiên Dương Châu, chả trứng cuộn, bò bía chay, bún dọc mùng, bánh bèo, bánh đồng xu, bánh rán, bánh phục linh… Nhiều món trong số đó được thực hiện từ chính lời đề nghị của HS, giáo viên nhà trường.

“Bò bía chay là từ lời than thở của một số HS mong muốn thay đổi khẩu vị trong món ăn chay; chả trứng cuộn lại giúp món ăn vừa đủ rau củ nhưng vẫn hấp dẫn lại đến từ mong muốn của các tín đồ kén ăn rau; các món bánh là để ăn vặt, ăn xế cùng gia đình…”, cô Ngọc chia sẻ.

Tuy nhiên, khác với việc dạy trực tiếp, phương pháp dạy kỹ năng nấu ăn trực tuyến này đòi hỏi ở người giáo viên nhiều kỹ năng và cả sự cầu kỳ, chỉn chu hơn. “Trước tiên là lên món ăn, rồi lên thực đơn những nguyên vật liệu cần thiết để đi chợ. Mỗi món ăn đều phải được nấu thử trước, nhiều món phải thử nhiều lần để cho thuần thục, đưa ra công thức định lượng và cách làm dễ nhất mới dám quay. Thế nhưng, phần hậu kỳ xử lý video trước khi đăng tải mới là khâu khó nhất”, cô Ngọc cho biết.

Theo cô Ngọc, khi thực hiện một video dạy nấu ăn, hầu như “cả nhà” đều phải vào cuộc, chồng hỗ trợ hậu cần từ quay, chỉnh sửa video, còn các con làm nhân vật phụ trong các video để hạn chế những khoảng thời gian trống, giúp video hấp dẫn hơn, động viên HS mạnh dạn làm. Nhiều khi quay gần xong thì bấm nhầm nút xóa thế là phải làm lại từ đầu, mua lại nguyên vật liệu và quay lại. Thông thường mỗi video dạy nấu ăn đến khi hoàn tất đăng tải phải mất đến 2-3 ngày, thậm chí phải mất cả tuần.

“Trong khoảng thời gian nghỉ học dài ngày, HS sẽ rất dễ bị cuốn vào những trò giải trí vô bổ như game online hoặc là ngủ vùi. Khi thực hiện những video dạy nấu ăn này, tôi chỉ mong tạo ra thêm một kênh để các em vừa học, vừa giải trí vừa trang bị các kỹ năng lành mạnh trong mùa dịch, để các em có thể tự tay nấu những món ăn đơn giản cùng gia đình nâng cao sức khỏe trong mùa dịch. Nhiều em đã làm theo video và khoe thành quả của mình, đó là niềm vui cho người giáo viên, dù là trực tiếp hay gián tiếp”, cô Ngọc vui vẻ nói.

Ngoài hướng dẫn nấu ăn, cô Ngọc cũng thực hiện những video dạy làm thủ công như cách làm bookmark. Sắp tới đây, nhiều video những món ăn độc đáo cũng sẽ ra đời.

Sng có ý nghĩa mùa dch

“Teen vào bếp” là chuyên mục được Trường TH, THCS, THPT Tân Phú thực hiện từ đầu tháng 3-2020. Chuyên mục là những video dạy nấu ăn do chính đầu bếp nhà trường hướng dẫn, được đăng tải trên Fanpage của trường 2 tuần/1 lần, giúp HS thư giãn sau những giờ học trực tuyến tại nhà và có thể nấu những món ăn đơn giản, nhiều dinh dưỡng cùng gia đình sum họp, quây quần. Những video dạy làm bánh Donut, gà sốt tiêu chanh được thực hiện thời gian qua nhận được sự tương tác tích cực từ phía HS, phụ huynh nhà trường.

Theo cô Trương Hoàng Kim Đức - Phó Hiệu trưởng nhà trường, “Teen vào bếp” là một chủ đề nằm trong chuyên đề dạy kỹ năng sống cho HS. Trước đây, chủ đề này được dạy và thực hành trực tiếp trong phần dạy kỹ năng sống nhưng hiện tại, “Teen vào bếp” trở thành một chuyên mục “giải trí” bên ngoài những giờ học trực tuyến, để HS tự rèn luyện thêm các kỹ năng cho mình cũng như tăng gắn kết gia đình qua các món ăn mới học được.

Trong khi đó, Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến lại trang bị kỹ năng sống cho HS trong mùa dịch thông qua môn giáo dục công dân (GDCD) bằng những video mang “hơi thở thời cuộc”, như: Ở nhà mùa dịch, Quản lý thời gian khi ở nhà, kỹ năng phòng chống dịch Covid-19… “Sống có ý nghĩa trong mùa dịch Covid-19” là thông điệp mà những video kỹ năng sống của nhà trường hướng tới cho HS, mỗi video thu hút hàng ngàn lượt xem. Mỗi video còn đi kèm với những thử thách nhỏ, gắn liền với đời sống hàng ngày như thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng, tập thể dục mỗi ngày 15 phút, nấu 1 bữa ăn cho gia đình… để HS rèn luyện mỗi ngày.

“Chúng ta đang sống trong giai đoạn không bình thường - giai đoạn mà cả nước đang gồng mình chống dịch, vì vậy các em đừng sống như bình thường, hãy loại bỏ bớt những nhu cầu cá nhân, hạn chế ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước”, cô Tạ Thị Thanh Phương - giáo viên GDCD nhà trường - chia sẻ.

Theo cô Phương, GDCD là bộ môn rất gần với đời sống, thông qua những video gần gũi sẽ là cách đơn giản nhất để hướng HS đến những kỹ năng, thói quen tốt, nhất là trong mùa dịch bệnh. Khoảng thời gian nghỉ dài này, mỗi HS hãy dành thời gian để quan tâm đến gia đình nhiều hơn, thể hiện tình thương của mình với gia đình từ những thói quen tốt như thử một lần dậy sớm, cùng chuẩn bị bữa sáng, phụ ba mẹ làm việc nhà…, để biến quãng thời gian nghỉ dài thành quãng thời gian ý nghĩa, trưởng thành.

Bài, ảnh: Lan Đ