Thứ ba, 2/2/2021, 20h23

Tuyển sinh 10: Càng nắm kỹ thông tin, tỷ lệ trúng tuyển càng cao

Sau khi đăng ký xét tuyn, hc sinh đưc 1 ln thay đi nguyn vng; trúng tuyn nguyn vng nào hc trưng đó; không nên đăng ký c 3 nguyn vng vào cùng 1 trưng; rt nguyn vng vào trưng chuyên, hc sinh vn đưc đăng ký 3 nguyn vng thưng…


Chuyên gia đang tư vn cho hc sinh Trưng THCS Phan Tây H

Đó là những lưu ý của các chuyên gia trong chương trình “Tuyển sinh, hướng nghiệp học sinh sau THCS” lần thứ 6 năm học 2020-2021 vừa được tổ chức tại 4 trường: THCS Lam Sơn và THCS Bình Tây (Q.6), THCS Phan Tây Hồ và THCS Nguyễn Du (Q.Gò Vấp). Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của nhiều trường TC, CĐ trên địa bàn thành phố.

Trong chương trình tư vấn tại Trường THCS Lam Sơn, ông Nguyễn Võ Đăng Khoa (chuyên viên Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm nay vẫn diễn ra theo 2 hình thức: tuyển thẳng và thi tuyển. Theo đó, học sinh nằm trong diện tuyển thẳng vẫn được quyền thi tuyển. Học sinh thi tuyển được đăng ký 4 nguyện vọng vào trường chuyên; rớt trường chuyên, các em vẫn còn 3 nguyện vọng vào trường thường. Sau khi học sinh đăng ký nguyện vọng xong, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ dành một khoảng thời gian để các em thay đổi nguyện vọng 1 lần nữa. Để quyết định có điều chỉnh nguyện vọng hay không, học sinh cần tham khảo bảng số liệu học sinh đăng ký vào lớp 10, điểm chuẩn vào lớp 10 trong những năm gần đây và học lực của bản thân. Nếu các em tự tin rằng học lực của mình tương ứng với điểm chuẩn dự kiến của ngôi trường đã đăng ký thì không cần phải điều chỉnh nguyện vọng. Với kỳ thi này, học sinh trúng tuyển nguyện vọng nào thì học trường đó, không được thay đổi sau khi trúng tuyển. Điều đặc biệt, khi đăng ký nguyện vọng, học sinh không nên đăng ký cả 3 nguyện vọng vào cùng 1 trường bởi vì nguyện vọng 1 lúc nào cũng có điểm chuẩn thấp hơn nguyện vọng 2 và 3; khi đã rớt nguyện vọng 1 thì chắc chắn nguyện vọng 2 và 3 sẽ không đậu. Do đó, học sinh nên đăng ký mỗi nguyện vọng vào 1 trường, có điểm chuẩn chênh lệch để có cơ hội trúng tuyển. Việc nộp hồ sơ phải đúng thời gian quy định, nếu học sinh không tự nộp hồ sơ được có thể nhờ người thân nộp giúp, quá thời hạn học sinh sẽ mất cơ hội. Về cấu trúc đề thi, môn thi vẫn như mọi năm, mọi thay đổi đều được thông báo trước để học sinh không bị động. “Có nhiều học sinh không nắm rõ quy chế tuyển sinh nên nộp hồ sơ sai quy định dẫn tới việc không trúng tuyển. Đây là điều đáng tiếc. Vì vậy, trong thi cử, các em phải cập nhật thông tin chính xác, thực hiện theo yêu cầu của nhà trường và Sở GD-ĐT để có cơ hội trúng tuyển vào trường như mong muốn”, ông Khoa lưu ý. Trong khi đó, tại Trường THCS Bình Tây, bà Nguyễn Xuân Mai (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) khẳng định, sau khi trúng tuyển, học sinh không được chuyển trường. “Ở bậc THPT, việc chuyển trường rất khó khăn. Cho dù các em đã hoàn thành một năm học mới xin chuyển trường nhưng nếu lãnh đạo nhà trường không chấp nhận thì các em vẫn không thể chuyển đi, cho dù lãnh đạo trường mới chấp nhận. Vì vậy, các em nên cân nhắc khi đăng ký nguyện vọng”, bà Mai nhấn mạnh. Trả lời câu hỏi của một học sinh Trường THCS Bình Tây về việc “thích học một trường nhưng cha mẹ lại bắt học trường khác”, bà Lê Thị Hồng Anh (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt) cho rằng, cha mẹ nào cũng mong muốn con học ở môi trường tốt nhất nên đôi khi không có cùng chung tiếng nói với con. Tuy nhiên, việc học là việc của các em, cho dù có đậu ở ngôi trường nổi tiếng nhưng nếu các em không theo nổi thì cũng khó có thể học được. Cho nên, trong hoàn cảnh này cha mẹ nên đồng cảm, chia sẻ với con để tìm ngôi trường phù hợp với năng lực của con.


Hc sinh Trưng THCS Bình Tây đang nh ban tư vn gii đáp thc mc


Hc sinh Trưng THCS Lam Sơn đt câu hi cho ban tư vn


Chuyên gia đang tư vn riêng cho hc sinh Trưng THCS Nguyn Du

Tương tự, trả lời câu hỏi của một học sinh Trường THCS Phan Tây Hồ về lộ trình đào tạo nghề của Trường CĐ Bách Khoa Sài Gòn, ông Võ Công Trí (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông của trường) cho biết trường có 5 khoa với 17 ngành nghề. Năm học này trường xét tuyển dựa vào học bạ 4 năm (lớp 6, 7, 8, 9), ra trường cấp bằng CĐ chính quy cùng với giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Học phí trường tính theo học kỳ, mỗi học kỳ khoảng 8 triệu đồng. Trường có chính sách giảm 60% học phí ở học kỳ đầu tiên cho những sinh viên có giấy khen, giấy chứng nhận đạt thành tích trong các hội thi tay nghề, thể thao…; giảm 50% học phí cho con em giáo viên; học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng được miễn giảm học phí. Trả lời câu hỏi của một học sinh Trường THCS Nguyễn Du về mức học phí của ngành thiết kế đồ họa khi học tại Phổ thông CĐ FPT, bà Nguyễn Hoàng Bích Vy (Trưởng phòng Tư vấn hướng nghiệp của trường) cho biết thời gian đào tạo ngành thiết kế đồ họa là 3 năm 8 tháng. Một năm sinh viên có 3 học kỳ, mỗi học kỳ 4 tháng, sau mỗi học kỳ các em được nghỉ từ 7 đến 10 ngày, không nghỉ hè; học phí mỗi học kỳ khoảng 9 triệu đồng. “Thiết kế đồ họa là ngành học có nhiều tiềm năng; sinh viên học ngành này được đào tạo nhiều kiến thức và kỹ năng, vì vậy khi ra trường, các em có nhiều cơ hội tìm việc làm”, bà Vy cho biết.

Bài, ảnh: H Trinh