Thứ hai, 22/6/2020, 13h49

Tuyển sinh 10 TP.HCM: Mạnh dạn với những hướng đi riêng

Như mi năm, theo đnh hưng phân lung hc sinh sau THCS, năm nay TP.HCM vn s ch ly 70% ch tiêu lp 10 THPT công lp, tương đương vi 62.465 hc sinh trên tng s trên 85 ngàn thí sinh d thi.

Tuy nhiên, lớp 10 THPT công lập lại không phải là con đường duy nhất để học sinh tốt nghiệp THCS bước vào. Cùng với “cánh cửa lớp 10 THPT công lập”, nhiều cánh cửa khác cũng mở ra như học trường THPT dân lập, học trung tâm GDNN-GDTX, học trung cấp, cao đẳng nghề. Điều quan trọng là mỗi học sinh cần nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình để chọn hướng đi phù hợp.

Mnh dn “r nhng hưng khác nhau”

Theo tính toán dựa trên các số liệu công bố của Sở GD-ĐT TP.HCM, số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển nguyện vọng 1 trong kỳ thi tuyển sinh 10 năm 2020 tăng hơn gần 4,4 ngàn học sinh so với năm 2019. Trong khi đó, số chỉ tiêu lớp 10 thường năm nay so với năm trước lại giảm hơn 1.000 chỉ tiêu. Nói như vậy để thấy rằng, áp lực thi cử trong mùa thi năm nay có lẽ sẽ “gắt” hơn. “Điều các em cần làm bây giờ đó là tập trung vào việc học. Khi đã lựa chọn nguyện vọng nên quan tâm vào việc học, xây dựng kế hoạch học tập khoa học và đừng nên quá phụ thuộc vào các con số”, ông Nguyễn Võ Đăng Khoa (chuyên viên Phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT TP.HCM) chia sẻ.

Ông Khoa cũng nhấn mạnh, kỳ thi tuyển sinh 10 được coi là “bước ngoặt” đối với học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, song lại không phải là con đường duy nhất. Rớt lớp 10 công lập không phải là đi vào ngõ cụt hay điều gì đó ghê gớm. “Việc chọn nguyện vọng trường không đúng năng lực vượt quá sức học của bản thân, chọn theo bạn bè, theo mong muốn của ba mẹ, theo các thông tin không đầy đủ… là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc rớt nguyện vọng tuyển sinh 10. Tuy nhiên, có tới 5 con đường sau THCS để các em lựa chọn và vào lớp 10 THPT công lập chỉ là một trong những con đường đó. Ngoài ra, các em còn có thể học tại các trường THPT ngoài công lập, theo học tại trung tâm GDNN-GDTX, học nghề tại các trường CĐ, TC. Tất cả các con đường này đều sẽ dẫn đến thành công nếu các em thật sự có cố gắng”.

Cụ thể, tại các trung tâm GDNN-GDTX vẫn sẽ theo học chương trình THPT như THPT công lập nhưng chỉ phải học từ 7 đến 9 môn so với 12 môn của chương trình THPT. Học viên tại trung tâm GDNN-GDTX được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng với học sinh THPT, đủ điều kiện để đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ. Song song đó, khi theo học tại các trung tâm GDNN-GDTX, người học còn có thể học thêm nghề. Với việc theo học TC, CĐ nghề, người học sẽ được miễn hoàn toàn học phí, được học cả chương trình văn hóa THPT và học thêm một nghề. Tốt nghiệp được có 2 bằng trong tay là giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT và một bằng nghề, đủ điều kiện để học tiếp lên ĐH hoặc đi làm.

“Điều quan trọng là các em phải tìm được con đường phù hợp nhất với năng lực, sở thích, điều kiện gia đình và ước muốn trong tương lai của mình để mạnh dạn lựa chọn. Không có con đường nào là hoàn hảo, chỉ có lựa chọn phù hợp”, ông Khoa bày tỏ.

Thích nghi

Sau khi có điểm thi tuyển sinh 10, thí sinh sẽ không được phép điều chỉnh nguyện vọng. Do đó, khi biết điểm trúng tuyển, không chỉ những thí sinh rớt cả 3 nguyện vọng mà ngay cả với những thí sinh đậu vào những nguyện vọng “không như ý” cũng sẽ không tránh khỏi tâm lý buồn chán.

“Khi đậu vào ngôi trường nào, dù là nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 hay nguyện vọng 3, các em cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý thích nghi cả về phương pháp học tập lẫn môi trường. Đừng mang trong mình tâm lý so sánh với bạn bè, đừng mang theo điểm số thi tuyển để bước vào môi trường mới”, cô Dương Thị Hải Quý (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ) chia sẻ.

Theo cô Quý, trường THPT nào cũng đều được đầu tư, quan tâm về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tâm huyết. Ở mỗi môi trường THPT đều sẽ có những mặt mạnh riêng hướng đến phát triển toàn diện học sinh, từ học thuật, kỹ năng với những CLB, những buổi sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài lớp học. “Hãy tìm hiểu thật kỹ về ngôi trường các em sẽ theo học. Cố gắng tham gia vào những CLB theo sở thích để phát huy năng khiếu của bản thân. Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động đoàn thể của trường để gắn kết bạn bè, như thế các em sẽ dễ dàng hòa nhịp và thích nghi với môi trường mới hơn”.

Trong khi đó, cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định) nhìn nhận, môi trường THPT đòi hỏi nhiều đến sự chủ động, tìm tòi, nghiên cứu của người học. Do đó, việc xây dựng một kế hoạch học tập khoa học, đặt mục tiêu cho bản thân ngay từ ban đầu khi vừa bước chân vào trường THPT là cực kỳ quan trọng. “Đậu nguyện vọng nào không còn quan trọng, quan trọng là ở nguyện vọng đó, môi trường đó các em xác định được đúng đắn hướng đi của bản thân. Kết nối với bạn bè, thầy cô, hoạch định sẵn những hướng đi riêng, phát huy hết năng lực và cố gắng tìm ra thế mạnh của mình. Bởi vì, vào lớp 10 THPT công lập mới chỉ là bắt đầu”, cô Vân nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa