Thứ năm, 18/5/2023, 11h08

Cô lập, nói xấu - kiểu bạo lực ngày càng gia tăng

Hin nay, bo lc hc đưng không ch xy ra bc THCS, THPT mà còn có bc tiu hc. Bo lc hc đưng gi đây không ch là chi bi, đánh nhau mà ngày càng gia tăng hình thc bo lc tinh thn như cô lp, nói xu trong trưng lp, nói xu trên mng xã hi...


Nếu hc sinh đưc hưng dn cách ng x ôn hòa khi mâu thun vi bn thì chc chn s không xy ra tình trng bo lc trong hc đưng (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Ở tiểu học, việc học sinh đánh nhau trong trường lớp luôn được thầy cô, nhân viên nhà trường ngăn chặn kịp thời và xử lý ngay nên ít khi xảy ra sự việc nghiêm trọng. Đa số học sinh ở tiểu học được ba mẹ đưa đón nên việc chặn đường chửi bới, đánh nhau rất hiếm khi xảy ra. Chính vì thế, ở tiểu học hiện nay, bạo lực học đường với hình thức cô lập, nói xấu là chủ yếu. Gần đây, tôi đã xử lý hai trường hợp bạo lực tinh thần khá điển hình ở tiểu học.

1. Trường hợp thứ nhất, N. - một học sinh nam có học lực khá, tuy nhiên trong mọi hoạt động em luôn thực hiện chậm rất nhiều so với các bạn. Giờ học, tất cả học sinh làm bài xong thì N. vẫn chưa làm xong. Tiết thể dục, N. cũng chạy chậm hơn các bạn… Trong một tiết học về động vật, giáo viên có giảng về sự chậm chạp của loài rùa. Sau tiết học ấy, trong một lần va chạm với một học sinh cùng lớp khi chạy giỡn trong giờ chơi, N. chửi bạn và bạn kia đã gọi N. là “tiến sĩ rùa”. Từ hôm đó, biệt danh “tiến sĩ rùa” được các bạn trong lớp dùng để gọi N. Nghe gọi thế, N. bực bội, mắng chửi các bạn. Ngược lại, các bạn bị chửi càng gọi như thế nhiều hơn. N. thấy mình có lỗi vì đã chửi các bạn nên không dám báo giáo viên. Các bạn trong lớp khi có giáo viên cũng không gọi N. như thế, nên thầy cô không biết. N. buồn bã về nói mẹ là không muốn đi học nữa. Mẹ của N. hỏi mãi, em mới nói lý do là các bạn đã gọi mình là “tiến sĩ rùa”.

Trường hợp thứ hai, Y. là học sinh nữ. Em nói với ba mẹ là muốn được nghỉ học. Ba mẹ hỏi lý do, Y. cứ khóc, không trả lời. Tưởng con lười học hay học kém, phụ huynh đã ép Y. đến trường. Đến trường, Y. cứ đứng ở sân trường khóc, dứt khoát không vào lớp mặc cho ba mẹ dọa đánh. Y. nói: “Nếu ba mẹ bắt con vô lớp, con sẽ chết”. Thầy cô trong trường phải can ngăn. Tôi mất nhiều thời gian trò chuyện em mới chịu kể mọi việc. Theo đó, Y. chơi thân với một nhóm bạn nữ trong lớp. Trong một lần đi chơi chung, Y. đã bất đồng ý kiến với các bạn. Từ đó Y. bị các bạn “tẩy chay” không chơi, không nói chuyện. Thậm chí, trên Facebook, Zalo, nhóm bạn này nói xấu Y. đủ chuyện và còn tuyên bố: “Ai nói chuyện với Y. sẽ bị đối xử như Y!”. Vậy là Y. gần như bị cả lớp cô lập.

2. Với cả N. và Y., tôi đều cho các em lấy 1 tờ giấy tự ghi những điều mình sẽ nhận được khi nghỉ học ở 2 cột lợi và hại. Ở cột lợi, N. chỉ ghi là không muốn nghe ai gọi mình là “tiến sĩ rùa”; còn Y. thì ghi là không muốn thấy các gương mặt đáng ghét trong nhóm bạn trước kia, không còn bị các bạn nói xấu. Ở cột hại thì cả hai em đều ghi là không còn được tiếp tục đi học. Tôi đã gợi ý để các em hiểu và ghi thêm ở cột hại như: Không còn gặp bạn bè, thầy cô mà mình yêu mến; không còn được tham gia các buổi sinh hoạt, vui chơi ở trường lớp; không còn được học các kiến thức bổ ích từ các bài học; không học sẽ bị mọi người chê ngu dốt sau này; làm ba mẹ buồn… Sau đó, tôi cho hai em đọc tờ giấy đã viết để nhận ra việc nghỉ học có nhiều cái hại hơn lợi. Với N., tôi đã đặt cho em một số câu hỏi: “Có biết tiến sĩ là gì không?”, “Giữa bị gọi tiến sĩ rùa và thằng dốt sau này, tên gọi nào hay hơn?”… Sau khi nói chuyện với N., tôi đã lên lớp em nói chuyện tiếp. Theo đó, tôi đã phân tích cho cả lớp thấy ai cũng có nhược điểm, vì thế đừng lấy nhược điểm của người khác để chọc ghẹo và yêu cầu cả lớp không được gọi N. như thế nữa. Trường hợp của Y. thì rắc rối hơn. Tôi yêu cầu em với sự hỗ trợ của phụ huynh không sử dụng mạng xã hội trong vài ngày để không phải thấy nhóm bạn chơi chung trước đây nói xấu mình. Tôi đã gặp nhóm bạn của Y. trao đổi và truy tìm “chị đại” của nhóm (ở các nhóm học sinh hiện nay luôn có “chị đại, anh đại” là những em đứng đầu nhóm, có sức ảnh hưởng đến nhóm. “Anh đại, chị đại” ra lệnh gì thì cả nhóm phải thực hiện theo). Tôi đã yêu cầu “chị đại” của nhóm bạn Y. là V. cùng tôi thực hiện một bài tập thực tế. Theo đó, sáng đến trường, V. vào văn phòng ngồi cùng tôi cho đến giờ lên lớp học. Giờ ra chơi, tôi cũng yêu cầu V. vào văn phòng ngồi với tôi cho đến hết giờ chơi. Sau 2 ngày, tôi hỏi V. cảm thấy thế nào, V. đã trả lời “cảm thấy khó chịu, mệt mỏi vì không được trò chuyện, vui đùa với bạn bè”. Tôi phân tích cho V. hiểu: “Đó cũng là cảm giác của Y. khi các bạn không chuyện trò, không cho chơi chung. Y. còn có cảm giác kinh khủng hơn là bị nói xấu trên mạng xã hội”. Hiểu ra, V. đã đồng ý không cô lập cũng như nói xấu bạn nữa và tiếp tục chơi với Y. như trước đây. Sau đó, cả N. và Y. đã trở lại lớp học, vui vẻ cùng các bạn.

3. Qua các trường hợp mà tôi đã xử lý, tôi nghĩ phụ huynh cần dành thời gian trò chuyện với con sau mỗi ngày các em đi học về. Câu hỏi phụ huynh cần hỏi không phải là: “Hôm nay con học thế nào? Con có được thầy cô khen không?” mà là: “Hôm nay con đi học có vui không?”. Với câu hỏi con đi học có vui không, các em sẽ kể những chuyện mà mình thấy thích khi đến trường. Phụ huynh hãy lắng nghe câu trả lời của con dù là những chuyện nhỏ nhặt. Tạo một thói quen để con trả lời sau mỗi lần đi học về như thế, phụ huynh sẽ dễ dàng nhận ra khi con không trả lời hay trả lời: “Không có gì vui hết”, “Chán lắm”… để kịp thời tìm hiểu, phát hiện con đã gặp phải chuyện gì ở trường lớp mà khó thể giãi bày để cùng nhà trường có biện pháp giải quyết nhanh chóng, không kéo dài làm ảnh hưởng tâm lý các em. Với giáo viên, trong quá trình tiếp xúc với học sinh cần chú ý các em có thay đổi bất thường như thường vui vẻ, tích cực phát biểu đột nhiên buồn bã, im lặng. Nếu được quan tâm, chia sẻ, hướng dẫn cách xử lý thì không chỉ những học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường nhanh chóng thoát nạn mà  học sinh đang bạo lực bạn cũng sẽ hiểu rõ việc làm sai trái của mình mà sửa sai.

“Tre non dễ uốn”, ngay từ tiểu học nếu được ngăn chặn, được hướng dẫn cách ứng xử khi bị bạo lực học đường và quan trọng nhất là các em nhận ra chung quanh có rất nhiều người bảo vệ mình như ba mẹ, thầy cô. Các em sẽ mạnh dạn, tự tin, biết tìm người hỗ trợ để đối phó với nạn bạo lực học đường nếu còn xảy ra trong tương lai. Với các học sinh ở tiểu học ứng xử bạo lực với bạn bè được giải thích đúng sai, thấy được lỗi lầm đã bạo lực, được hướng dẫn cách ứng xử ôn hòa khi mâu thuẫn với bạn, chắc chắn các em sẽ không dùng bạo lực với bạn trong những ngày sắp tới.

Lê Phương Trí