Thứ năm, 21/3/2024, 14h48

Năm học 2024-2025: Trường THPT thay đổi cấu trúc lớp học theo chương trình mới

Năm hc 2024-2025, các trưng THPT công lp ti TP.HCM s t chc lp hc theo tng môn hc la chn.


Nhiều trường THPT công lập tại TP.HCM tính đến các điểm mới trong tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 (ảnh minh họa)

Lp hc theo… môn hc la chn

Thiết kế lớp học theo từng môn học lựa chọn, bên cạnh cơ cấu lớp theo đơn vị lớp là điểm mới nhất được Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức) xây dựng đối với khối lớp 10 trong năm học 2024-2025 khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cô Hoàng Thị Hảo (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, trước đây khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường xây dựng sẵn các nhóm 4 môn học lựa chọn theo 2 lĩnh vực chính là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khi học sinh lớp 10 trúng tuyển vào trường, nhà trường sẽ tư vấn, phân tích để học sinh, phụ huynh chọn được các nhóm môn học lựa chọn trong số các nhóm môn đã được trường xây dựng sẵn.

Cô Hảo đánh giá, cách làm này có cái lợi đó là nhà trường chủ động được về đội ngũ giáo viên, cơ cấu lớp. Không có tình trạng môn này thừa tiết, môn kia thiếu tiết, giáo viên môn này được chọn lựa nhiều, giáo viên môn kia được chọn lựa ít… Thế nhưng, hạn chế của cách làm này là dù nhà trường có tư vấn sát sao, làm thật kỹ cho phụ huynh, học sinh thì trong nhóm 4 môn học lựa chọn đã được nhà trường xây dựng sẵn vẫn sẽ có những môn học mà học sinh chưa thực sự yêu thích. Điều này dẫn đến tình trạng là trong quá trình học tập các em có thể thiếu mặn mà hoặc xin chuyển đổi nhóm môn học lựa chọn. “Năm học 2024-2025, nhà trường sẽ thông báo về số lớp học tối đa có thể tổ chức được trong từng môn học lựa chọn. Học sinh, phụ huynh sẽ lựa chọn dựa trên số lớp đó chứ không lựa chọn dựa trên nhóm môn học như trước đây. Căn cứ vào kết quả lựa chọn của học sinh, nhà trường mới tổ chức lớp học sau đó. Việc điều chỉnh cơ cấu lớp trên nguyên tắc lớp học theo môn lựa chọn là điều cần thiết phải triển khai, có như vậy mới đảm bảo theo đúng mục tiêu chương trình mới hướng tới”, cô Hảo nhìn nhận.

Thay đổi cấu trúc lớp học khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối lớp 10 trong năm học 2024-2025 là yêu cầu được Sở GD-ĐT TP.HCM đặt ra cho các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố. Trong đó, lãnh đạo sở yêu cầu từng nhà trường phải suy nghĩ, mạnh dạn trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hướng tới việc đáp ứng tối đa các nguyện vọng của học sinh trong từng môn học chứ không phải theo nhóm môn học. “Giả sử trong nhóm 4 môn học lựa chọn, học sinh chỉ thích học có 2 môn thôi nhưng với cách làm cũ các em vẫn phải chọn cả 4 môn để học. Điều này mới phát sinh ra việc xin chuyển đổi môn học trong quá trình học. Như vậy là nhà trường chưa đáp ứng được nguyện vọng của học sinh, chưa phù hợp với mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm nay, các trường cần phải nghĩ khác, tính toán lại, trên cơ sở dựa trên đặc thù điều kiện của từng trường để tổ chức cho học sinh chọn học theo từng môn học. Phải thay đổi về quan điểm tổ chức lớp học theo tư duy truyền thống”, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh.


Nhng điu chnh đu hưng ti đáp ng ti đa quyn li ca hc sinh

Từ yêu cầu đó, hiện nay Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường THPT công lập phải công khai cách thức tổ chức môn học lựa chọn ở khối lớp 10 năm học 2024-2025. Các thông tin này cũng sẽ được Sở GD-ĐT cung cấp trên trang web chọn nguyện vọng trực tuyến của học sinh nhằm giúp phụ huynh, học sinh lớp 9 có thông tin chính thống, tham khảo trong quá trình đăng ký nguyện vọng.

Rào cn là cơ s vt cht, đi ngũ giáo viên…

Thầy Phùng Nhật Anh (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức) nhìn nhận, việc tổ chức lớp học theo từng môn học lựa chọn khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là điều mà nhà trường đang phấn đấu, hướng tới. Tuy nhiên, trên thực tế khó khăn về cơ sở vật chất, phòng học, đội ngũ giáo viên… vẫn là những rào cản khiến nhà trường khó thực hiện được mô hình này trong năm học tới. “Qua 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để có thể đáp ứng được các nguyện vọng học tập của học sinh trong môn học lựa chọn, nhà trường đã có sự điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, trong năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, nhà trường chỉ thiết kế số nhóm môn học lựa chọn chỉ có 4, nhưng đến năm thứ 2, số nhóm môn học đã tăng lên và điều chỉnh về môn học trong từng nhóm. Năm học 2024-2025, nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh về cách tổ chức môn học lựa chọn để làm sao đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của học sinh khối lớp 10 trong năm học tới”, thầy Nhật Anh chia sẻ.

Tương tự, khó khăn về cơ sở vật chất, số phòng học và tình hình thực tế đội ngũ giáo viên cũng là những cái khó của Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) khi thực hiện mô hình lớp học theo từng môn học lựa chọn trong tổ chức Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, theo đúng tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là học sinh được chọn 4 môn học để học trong số 9 môn học lựa chọn theo sở thích, năng lực, định hướng nghề nghiệp của từng em. Điều này giúp các em có thể phát huy được năng lực, sở trường của bản thân trong quá trình học, chọn được đúng ngành nghề trong tương lai. Song thực tế, điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực của nhà trường chưa thể đáp ứng được. “Để vừa giải quyết những khó khăn này, vừa giúp học sinh chọn được các môn học phù hợp nhất thì trong quá trình tổ chức buộc nhà trường phải tăng cường công tác tư vấn, định hướng để học sinh, phụ huynh có thể chọn được các nhóm môn học lựa chọn phù hợp. Đồng thời, hiện nay với mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, song song với việc học các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, nhà trường đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoại khóa, câu lạc bộ. Ngoài các giờ học trên lớp, học sinh theo nhu cầu, nguyện vọng của mình sẽ tham gia vào các hoạt động giáo dục đặc thù, hoàn toàn miễn phí. Điều này cũng hỗ trợ học sinh trang bị thêm kỹ năng, hướng nghiệp”, thầy Phú cho hay.

Bài, ảnh: Đ Yến