Thứ sáu, 14/5/2021, 15h51

Ngăn chặn bạo lực học đường

S vic ph huynh kéo vào trưng đ đánh mt hc sinh n lp 7 (do con h b hc sinh này đánh) din ra mi đây ti mt trưng THCS Long An ch là mt trong vô s nhng s vic cn báo đng vì nó đã din ra rt nhiu trưc đây...


Hình nh hc sinh b bo lc hc đưng do mt nhóm hc sinh THPT dàn dng trong mt tiu phm (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Điều đáng nói là, chuyện xấu này liên tục và sẽ tiếp tục diễn ra trong môi trường học đường. Nơi mà khi nhắc đến, mọi người đều nghĩ đến chỗ an toàn, nơi dung dưỡng cái thiện. Vậy mấu chốt vấn đề là ở đâu? Chuyện học sinh xích mích, gây gổ trong quá trình học tập, sinh hoạt tại nhà trường là điều khó tránh khỏi. Nhất là các em đang tuổi lớn, đang tự khẳng định “cái tôi” của mình trước bạn bè. Có điều là, nhà trường phải làm gì để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa. Và khi sự việc mâu thuẫn đã xảy ra, thái độ của các bậc phụ huynh phải xử sự thế nào. Đó là điều đáng nói. Nếu nhà trường thiếu thấu đáo trong việc quản lý học sinh; giám thị, giáo viên chủ nhiệm không kịp thời nắm bắt tình hình của từng lớp, từng em, thì mâu thuẫn xung đột là khó tránh khỏi. Chuyện xảy ra cách đây chưa lâu tại một trường THPT ở một thành phố lớn, khi vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, hai nhóm học sinh trong một lớp 12 của trường này đã “xử nhau”. Hậu quả là một học sinh nam phải nhập viện trong nguy kịch. Bản thân người viết bài này có đến bệnh viện để thăm em học sinh trên. Được biết, mâu thuẫn ngấm ngầm diễn ra giữa hai nhóm học sinh này đã lâu nhưng nhà trường không biết. Và các em hẹn thi tốt nghiệp THPT xong sẽ “xử nhau”. Nếu nhà trường sâu sát hơn, tổ chức nhiều hoạt động phong trào hơn để thu hút các em tham gia thì sẽ hạn chế việc học sinh đánh nhau. Nếu giáo viên chủ nhiệm xây dựng đội ngũ cán sự lớp hoạt động tích cực, nắm bắt kịp thời “nội tình” trong lớp, thì sẽ xử lý kịp thời…

Về phía phụ huynh, những vụ việc xông vào trường trách mắng giáo viên, đánh đập con của phụ huynh khác, xuất phát từ thái độ thiếu hợp tác, thiếu điềm tĩnh, từ việc mù quáng khi thương con và bênh vực con thái quá. Trên Zalo của một nhóm giáo viên và phụ huynh có con học lớp 3 mà người viết bài này cũng tham gia, một phụ huynh bày tỏ sự cay cú, quyết liệt để trách bảo mẫu của lớp: “Tôi nghe đâu là do lương bảo mẫu thấp, nên nhà trường nhắm mắt cho qua những cư xử thô bạo không đúng. Xin nhờ cô Nh. (giáo viên chủ nhiệm) xác nhận việc này với thầy hiệu trưởng. Nếu cô Nh. không trả lời được, đích thân tôi sẽ gặp cô bảo mẫu và hiệu trưởng!”. Sự việc là, con của vị phụ huynh này mang con ốc mượn hồn đến lớp để chơi. Vì sợ không an toàn vệ sinh, xao nhãng việc học, nên sau nhiều lần nhắc không được, cô bảo mẫu đã nóng giận tịch thu con ốc của học sinh và ném vào sọt rác. Nên trách hành động không hay của cô bảo mẫu song phụ huynh đem chuyện lương của cô bảo mẫu ra quy kết thì chẳng hay ho chút nào, nhất là trong nhóm Zalo có nhiều giáo viên và phụ huynh. Nếu giữa nhà trường và phụ huynh có tiếng nói chung để giải quyết việc học sinh mang ốc đến lớp thì sẽ hay hơn biết mấy.

Từ chỗ nhà trường quản lý không sâu sát, dẫn đến nhiều vụ học sinh đánh nhau; việc giáo viên ứng xử không khéo với học sinh trong các tình huống sư phạm làm giảm lòng tin của phụ huynh vào nhà trường, khiến nhiều phụ huynh có cách phản ứng thái quá, phản giáo dục như vừa qua. Chính điều này làm “trật nhịp” cách kết hợp cần có giữa phụ huynh và nhà trường trong việc giáo dục trẻ.

Trn Nhân Trung