Thứ bảy, 30/11/2019, 20h35

Nhân văn cùng “Góc 3317”

Hc sinh lp 11A1 trình bày mt vn đ ngh lun trong d án

Đây là dự án do cô Trịnh Thị Diệu Linh (giáo viên môn ngữ văn Trường THCS - THPT Thái Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM) cùng 37 học sinh lớp 11A1 của trường xây dựng. Dự án được triển khai nhằm phát triển các đơn vị bài học của chương trình ngữ văn 11 gồm: Thao tác lập luận phân tích; Thao tác lập luận so sánh; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh. Tuy nhiên, thay vì dạy từng bài rời rạc, dự án “Góc 3317” kết hợp kiến thức các bài và giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức tạo ra sản phẩm bài viết nghị luận xã hội kết hợp với dạng thức trình bày megastory. ““Góc 3317” có nghĩa là góc nhìn của 33 học sinh ở độ tuổi 17. Tựa như một góc nhỏ để các em có thể thể hiện những tiếng nói cá nhân của mình về các vấn đề xung quanh. Dạy tạo lập văn bản nghị luận xã hội không chỉ đơn thuần truyền đạt cho học sinh kiến thức thô mà phải tạo điều kiện cho các em vận dụng kiến thức và thể hiện được quan điểm, thái độ của cá nhân trước một vấn đề bất kỳ”, cô Linh cho biết.

Trong hơn 2 tháng triển khai, các em học sinh được nhập vai và trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, như phóng viên, nhà văn, thiết kế đồ họa, được trực tiếp phỏng vấn, thu thập hình ảnh, dựng clip, dựng web và tạo ra sản phẩm. “Sản phẩm không chỉ là những bài văn nghị luận mang hơi thở thời đại, mà qua những dạng thức trình bày sáng tạo, phong phú cùng lối kể chuyện megastory, kết hợp web và đặc biệt là góc nhìn tươi mới, nhân văn của học sinh, những vấn đề nghị luận tưởng chừng quen thuộc với các số phận kém may mắn, vấn đề ô nhiễm môi trường… đã được các em khoác lên chiếc áo hoàn toàn mới”, cô Linh nhấn mạnh.

Theo cô Linh, trọng trách quan trọng nhất của môn ngữ văn không hẳn dạy học sinh kỹ năng viết, nói, truyền tải mà trên hết, đó là hình thành, trang bị cho các em thái độ quan tâm tới cuộc sống, sự yêu thương, đồng cảm và nhất là có trách nhiệm với cộng đồng.

Tin, ảnh: Quang Long