Thứ sáu, 23/4/2021, 14h21

Chân dung công dân toàn cầu thế nào?

Công dân toàn cu không có nghĩa là ch gii v kiến thc, k năng, ngoi ng mà còn th hin phm cht, trách nhim ca mt con ngưi…


Mt bn tr tương tác vi ông Gin Tư Trung ti ta đàm

Đó là góc nhìn của ông Giản Tư Trung (Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE) tại tọa đàm “Đi tìm chân dung công dân toàn cầu” do Viện Giáo dục IRED tổ chức mới đây. Tọa đàm có sự tham gia của nhiều cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục, thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và một số bạn trẻ.

Cn có phm cht, trách nhim

Ông Giản Tư Trung đặt ra một câu hỏi: “Ai trong chúng ta tự cho mình là công dân toàn cầu?”. Một bạn trẻ sinh năm 1997 mạnh dạn đưa tay trả lời: “Em chính là công dân toàn cầu bởi vì từ năm 2015, em đã được đi du học ở Canada. Trước khi đi, em đã chuẩn bị đầy đủ hành trang để trở thành công dân toàn cầu, và đến thời điểm này em cùng một số bạn trong nhóm theo đuổi điều đó, vì vậy, em tự tin khẳng định mình là công dân toàn cầu”.

Hiện nay, khái niệm “công dân toàn cầu” không còn xa lạ bởi nó được nhắc đi nhắc lại rất thường xuyên, đặc biệt là trong thời đại đất nước đến gần với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - thời đại đòi hỏi con người cần thay đổi về nhận thức, tư duy để thích ứng, không bị đẩy lùi lại phía sau. Theo ông Trung, bất cứ người nào ở trên trái đất này, dù muốn hay không đều là công dân toàn cầu. Vấn đề là chúng ta có năng lực của công dân toàn cầu hay không mà thôi! Năng lực công dân toàn cầu mà ông Trung nhắc đến chính là khả năng sống một cách đàng hoàng, làm việc một cách thành công ở hầu hết các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới; tuy nhiên, muốn có được điều này, trước tiên con người cần phải học và học cho chính mình để có kiến thức sống tốt và làm việc tốt. Bên cạnh đó, ông Trung cho rằng công dân toàn cầu không có nghĩa là chỉ giỏi về kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ mà còn thể hiện ở phẩm chất, trách nhiệm của một con người. Ông dẫn chứng một vấn đề, ngày nay có một số người Việt Nam sang nước ngoài du học, sau khi học xong họ ở lại nước ngoài làm việc và quen với môi trường bên đó, khi trở về Việt Nam, họ lại không làm việc được vì cho rằng không phù hợp. Cũng có người hội tụ khá đủ tiêu chí của công dân toàn cầu nhưng lại không có trách nhiệm với quê hương, đất nước, là công dân người Việt nhưng không phải là người Việt. Có những gia đình, cha mẹ cho con học trường quốc tế, học giỏi ngoại ngữ nhưng khi lên bàn ăn, con lại ăn món này, cha mẹ lại ăn món khác, không có sự hòa hợp cùng nhau… Một công dân toàn cầu mà có những điều này thì đó là một “sản phẩm” bị lỗi, không phải là công dân toàn cầu đúng với bản chất của nó.

Hiu thi đi đ ng x phù hp

Hin nay, khái nim “công dân toàn cu” không còn xa l bi nó đưc nhc đi nhc li rt thưng xuyên, đc bit là trong thi đi đt nưc đến gn vi cuc cách mng công nghip 4.0 - thi đi đòi hi con ngưi cn thay đi v nhn thc, tư duy đ thích ng, không b đy lùi li phía sau.

Theo ông Giản Tư Trung, để có năng lực của một công dân toàn cầu cần phải trải qua quá trình đào tạo từ phía nhà trường, gia đình, đồng thời kết hợp cùng khả năng tự học, tự rèn luyện của bản thân. Theo đó, mỗi thầy cô giáo cần định nghĩa lại nghề giáo: Nghề dạy học là gì, thầy cô giáo là ai…, nếu không người thầy sẽ rơi vào khủng hoảng vì thời đại ngày nay khác nhiều so với thời xưa. Do đó, người thầy ngày nay đừng hỏi câu: “Làm thế nào để dạy học sinh của tôi?”, thay vào đó người thầy hãy tự dạy mình và giúp học sinh có thể dạy chính bản thân các em suốt đời. Bên cạnh đó, người thầy cần giúp cho học sinh hiểu rõ: Học để làm gì, học cái gì và học như thế nào... để các em xác định được động cơ học tập. Các thầy cô giáo cũng cần hiểu trên đời này không có trẻ ngu mà chỉ có trẻ chưa giỏi; không có trẻ hư chỉ có trẻ chưa ngoan… Nếu nghĩ được như vậy, người thầy sẽ có cách dạy các em. Về phía phụ huynh cũng phải đồng hành cùng nhà trường giáo dục con mình, không nên bắt con làm theo ý mình, cho con học trường uy tín để đi khoe với mọi người. Điều này tốt cho cha mẹ nhưng phía con cái lại không hề tốt. “Thế giới biến động chóng mặt, mọi giá trị đều bị thách thức, nhiều chuẩn mực bị đảo lộn, niềm tin bị đổ vỡ, do đó chúng ta phải hiểu thời đại để có cách ứng xử phù hợp với bối cảnh”, ông Trung nhấn mạnh.

Có thể nói, xu hướng toàn cầu hóa với sự phổ cập những giá trị cơ bản cả trong đời sống kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa đang mở ra nhiều cơ hội cho người Việt Nam phấn đấu trở thành những công dân toàn cầu. Có hoài bão lớn, tư duy và tầm nhìn rộng mở, các công dân toàn cầu không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, mà còn góp phần giúp cho sự phát triển chung của cộng đồng thế giới và tôn vinh giá trị bản sắc riêng của đất nước, dân tộc mình.

Bài, ảnh: Thúy Kiu