Thứ bảy, 27/4/2024, 13h56

Để những mùa hè không còn dấu lặng buồn

Bt đu vào mùa hè, nng nóng. Nhiu hc sinh r nhau tng nhóm đi tm mát dc sông, sui, ao h và đc bit là bin. Vì thiếu kiến thc, kinh nghim, không có k năng bơi và không có ngưi ln đi cùng nên đã xy ra nhiu v đui nưc thương tâm. Đ nhng mùa hè không còn du lng bun, ngoài n lc ca nhà trưng, cn nhiu hơn na s chung tay ca gia đình và toàn xã hi.


Nhng lp hc bơi trên kênh thy li, sông sui là n lc ca các đoàn th và s lng thm ca các giáo viên dy bơi tình nguyn vào mi mùa hè nhm ngăn chn tình trng đui nưc

Ni bun đu hè

Ngày 15-4, một nhóm học sinh lớp 7 trú xã Hải Định (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) trong lúc rủ nhau đi tắm tại bãi biển Mỹ Thủy đã có 2 học sinh không may bị sóng cuốn trôi. Giữa đêm trắng, sóng lớn liên tục vỗ bờ, công việc tìm kiếm thi thể nạn nhân mất tích trở nên vô cùng khó khăn. Trên bờ cát, đôi mắt người thân đã khóc cạn, đăm đăm nhìn xuống mặt biển. Nỗi đau khó cất thành lời.

Địa điểm này cũng tròn 1 năm về trước, đã có một học sinh lớp 7 không may bị đuối nước khi tắm ở đây. Theo người dân địa phương, khu vực này dòng chảy rất xoáy, phía xa bờ có một tảng đá nhô lên khỏi mặt biển, mỗi lần sóng đánh vào tạo bọt trắng xóa rất đẹp. Nhiều người, nhất là trẻ em thường tò mò hoặc vô tình trong quá trình tắm bị dòng nước đẩy đến gần tảng đá. Dòng chảy ngầm và xoáy ít ai ngờ đến trở thành mối đe dọa đầy nguy hiểm. Trước đó, một học sinh lớp 6 trong lúc tắm suối tại thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ (thị xã Quảng Trị) không may bị trượt chân xuống hố nước sâu bị thương vong.

Ngày 12-4, tại khu vực bãi biển Tân Trà (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) cũng đã xảy ra một vụ đuối nước thương tâm. Hai anh em song sinh P.G.B. và P.B.Tr. cùng học lớp 8 trong lúc tắm biển cùng bạn đã bị sóng lớn cuốn trôi mất tích. Chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã huy động hơn 100 người cùng phương tiện cứu hộ tìm kiếm nhiều giờ liền để tìm thi thể nạn nhân. Hai anh em B. và Tr. quê ở huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng). Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cả bố và mẹ không có việc làm nên gia đình hai em chuyển đến thuê trọ ở phường Hòa Hải để kiếm việc làm lao động phổ thông. Cuối tháng 3-2024, một nam sinh lớp 11 cùng bạn đến tắm suối ở xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) cũng bị đuối nước.

Chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng, tại TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Trị đã xảy ra 4 vụ đuối nước trong lúc tắm suối và biển, cướp đi sinh mạng của 6 em học sinh. Kỳ thi kết thúc năm học với các em mãi mãi nằm lại phía trước - phía tương lai dang dở. Đáng chú ý, đây chỉ là thời điểm mới đầu hè. Tại các bãi biển, nơi xảy ra tai nạn đều đã được chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo cấm tắm.

Cn nhiu hơn s chung tay, phi hp

Ông Nguyễn Đức Vũ - Trưởng ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, bắt đầu những ngày đầu hè, lượng người tham gia tắm biển thường rất đông. Đơn vị đã tăng cường lực lượng cứu hộ, cứu nạn và trực 100% công suất tại các bãi tắm trọng điểm, duy trì tuần tra trong khung giờ trực từ 4 giờ 30 sáng đến 19 giờ hàng ngày. Bên cạnh đó còn bố trí lực lượng tại 2 bãi tắm đêm từ 19 giờ đến 22 giờ tại khu vực bãi biển phía Bắc Công viên Biển Đông và khu vực bãi biển đêm Mỹ An. Tại các khu vực nguy hiểm, các bảng biển cảnh báo cấm tắm cũng được lắp đặt để cảnh báo người dân khi tham gia tắm biển. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh dọc bờ biển thông qua hệ thống loa phát thanh. “Chúng tôi khuyến cáo người dân, du khách, đặc biệt là các nhóm học sinh đi biển không có người lớn dẫn dắt hãy tắm biển tại những khu vực quy định, có căng phao giới hạn an toàn và có lực lượng cứu hộ trực và trong khung giờ quy định để đảm bảo an toàn. Không nên tắm ở những nơi khuất tầm nhìn và không có người, nơi có biển báo nguy hiểm”, ông Vũ nói.


Lc lưng cu h dc bãi bin Đà Nng đm bo an toàn cho ngưi tm bin

Tròn 15 năm mở lớp dạy bơi miễn phí cho học sinh vào mỗi mùa hè, thầy Nguyễn Viết Tước - giáo viên Trường TH&THCS Hải Vĩnh (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) cho biết, cứ vào mỗi mùa hè nắng nóng, các em học sinh thường rủ nhau đi tắm biển, sông suối, ao hồ. Tuy nhiên, các em thiếu kiến thức và kỹ năng nên dễ bị đuối nước, nhất là khi tắm biển. “Khi theo nhóm không có người lớn thì các em không nên xuống biển tắm. Kể cả khi có người lớn hướng dẫn thì cũng cần có sự hiểu biết về các khu vực có thể tắm được và khu vực nguy hiểm. Thông thường, các khu vực có sóng lớn, đẩy bọt biển trắng xóa thì đó là khu vực ít nguy hiểm, có thể tắm được, còn những điểm lặng sóng và có luồng nước xanh đen thì đó là dòng chảy xa bờ cực kỳ nguy hiểm, cần tránh”, thầy Tước nói.

Hàng năm, các trường đều tuyên truyền về phòng chống đuối nước trong học sinh và phụ huynh. Môn bơi cũng được khuyến khích đưa vào chương trình dạy học là một môn tự chọn. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít trường có đủ điều kiện về bể bơi để phục vụ môn học này, nhất là ở vùng nông thôn. Để giúp các học sinh trang bị kỹ năng, ngành giáo dục, tổ chức Đoàn Thanh niên đã phối hợp tổ chức nhiều lớp dạy kỹ năng bơi cho trẻ vào mỗi mùa hè, tận dụng các khu vực sông, suối, kênh mương thủy lợi và bờ biển để dạy bơi. Dù vậy, số lượng học sinh hưởng lợi vẫn chưa được nhiều so với sĩ số học sinh các cấp ở các địa phương. “Thiết nghĩ, đâu đó vẫn thường thấy các thôn xóm chung tay cùng nhau xây lên những cái cổng làng rất đẹp. Điều này được thực hiện dễ dàng nhờ sự đồng lòng, chung sức. Nhưng, ở nhiều nơi, việc xây một bể bơi để phục vụ việc học cho các cháu nhỏ, tránh những trường hợp trẻ không biết bơi dẫn đến đuối nước thương tâm thì hình như vẫn chưa nhận được sự quan tâm lắm. Đuối nước một khi đã xảy ra thì đều không thể khắc phục, vì vậy vấn đề này cần sự chung tay của toàn xã hội, sự quan tâm của cả cộng đồng, sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường và giáo viên để có thể ngăn chặn kịp thời hơn”, thầy Tước trăn trở.

Thiên Phúc