Thứ năm, 20/2/2020, 20h34

Dạy trẻ nên giúp đỡ người khác, khi nào?

Hãy cùng chung tay giúp đ ngưi khác như là mnh lnh trái tim, song cũng cn tnh táo đ lòng tt phi đưc đt đúng ch.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Gần đây trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện những người phụ nữ đưa trẻ ăn xin các điểm dừng đèn xanh, đèn đỏ và làm cho cơ quan chức năng lúng túng trong cách xử lý. Có người thương cảm ủng hộ, có người phản ứng gay gắt hành vi của những người chăn dắt, lợi dụng lòng tốt của mọi người. Sự đa chiều trong phản ứng của dư luận xã hội cũng cho chúng ta có những góc nhìn khác nhau. Là người nghiên cứu chuyên ngành tâm lý, chúng tôi chia sẻ câu chuyện trên đây để các bậc cha mẹ cùng tham khảo.

Hành động giúp đỡ, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn chính là một trong những nét văn hóa truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hành động có giá trị nhân văn cao đẹp, đặc biệt hành động đó mang tính tự nguyện. Làm cha mẹ cần phải dạy con luôn biết đồng cảm, quan tâm, chia sẻ người khác. Việc giúp đỡ người khác không chỉ mang lại lợi ích cho người đang cần được giúp đỡ mà còn mang lại niềm vui cho chính người giúp đỡ. Nhiều người Việt quan niệm niềm vui lớn nhất đó là được giúp đỡ, chia sẻ cùng người khác. Hơn thế nữa hành vi giúp đỡ, chia sẻ cho người khác còn mang ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ khi các em mỗi ngày được hiểu, được làm những việc có ích nhất là hiểu được hành động giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn cũng như tìm cách giúp đỡ người khác chính là những giá trị sống quan trọng, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cũng khéo léo chỉ bảo cho trẻ hiểu hoàn cảnh nào mới nên giúp đỡ, san sẻ? Đừng để lòng thương người của mình bị lợi dụng. Bởi trên thực tế người lớn cũng như con trẻ có thể chứng kiến nhiều người không phải lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn, bởi họ còn e ngại nhiều vấn đề, cũng có thể là do họ thiếu sức khỏe, không đủ tài chính, thiếu kỹ năng kể cả họ cũng lo sợ bị liên lụy… nên họ từ chối.

Bài học gần đây chúng ta cũng đã biết có những trường hợp giúp đỡ người khác mà còn bị chính người thân của người bị nạn hành hung. Hoặc sự thật là bản thân những người đứng “hành khất” lại không hẳn vì thiếu thốn. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta xác định trường hợp nào cần sự chia sẻ, giúp đỡ và mình sẽ giúp đỡ như thế nào? Tất nhiên, người thực sự khó khăn thì bản thân chúng ta cũng như cộng đồng không tiếc nuối gì để chung tay như những người có hoàn cảnh khó khăn thực sự phải đi xin, người khuyết tật không có đủ năng lực, sức khỏe phải đi xin, người mắc bệnh hiểm nghèo phải đi hành khất…những hoàn cảnh đó thực sự chúng ta phải làm mọi cách để lan rộng những tấm lòng thơm thảo chung tay giúp đỡ những người không may mắn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chúng ta cũng phải có thái độ dứt khoát, nếu không lòng tốt lại không đặt đúng chỗ. Chẳng hạn, vẫn có người sức khỏe vẫn đảm bảo để lao động tay chân bình thường, những người giả vờ bệnh nhưng lợi dụng vào con trẻ để mong sự ban ơn, trao tặng lòng tốt của người khác thì nhất định chúng ta phải lên án. Còn chuyện những người chăn dắt trẻ em ăn xin trong câu chuyện trên như là một hiện tượng cần được quan tâm và xử lý một cách triệt để. Trẻ phải biết lên án những hành vi phản đạo đức như thế trong xã hội. Dạy trẻ biết yêu thương và chia sẻ với mọi người là bài học tử tế mà cha mẹ phải thường xuyên giáo dục trẻ. Nhưng phụ huynh cũng chỉ bảo cho con là lòng tốt của con người nên sáng suốt dành cho những số phận khó khăn thực sự và còn nhiều những hoàn cảnh đang cần đến sự thơm thảo của cộng đồng nhất là người dân chịu hậu quả nặng nề của lũ quét. Hay là trong thời điểm cả nước đang tập trung phòng, chống dịch Covid-19, khắp các thành phố trong cả nước xuất hiện bao tấm gương giàu tính nhân văn. Nhiều công ty, cơ sở sản xuất và cá nhân đứng phát khẩu trang miễn phí. Hay thầy trò một trường cao đẳng miệt mài ngày đêm chế xuất nước rửa tay khô phát miễn phí cho người dân để chung tay bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng chung tay giúp đỡ người khác như là mệnh lệnh trái tim, song cũng cần tỉnh táo để lòng tốt phải được đặt đúng chỗ.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)