Thứ năm, 6/2/2020, 20h41

Để thuyết phục trẻ hiệu quả

Thuyết phc là phương pháp giáo dc tác đng trc tiếp vào ý thc và hành vi tr bng li nói và vic làm sinh đng giúp tr hiu, tin và quyết tâm làm theo điu mà tr cho là đúng đn. Tuy nhiên, trong thc tế không ít bc cha m gp nhiu khó khăn khi thuyết phc con nghe và làm theo s dy bo ca mình.

Chị Minh (Q.3, TP.HCM) tâm sự: “Gia đình tôi chỉ có một đứa con gái mới lên 11 tuổi, cháu ước mơ học tiếng Hàn, để sau này có dịp sang đất nước Hàn Quốc học và gặp các thần tượng của mình. Tôi thì muốn con học tốt tiếng Anh để có nhiều cơ hội kiếm việc làm, nhưng không sao thuyết phục được con. Thậm chí, khi biết được ý định của cha mẹ, con gái còn chống đối bằng cách bỏ các tiết học thêm môn Anh văn ở trung tâm. Chúng tôi thật sự bế tắc trong việc thuyết phục con nghe và làm theo ý mình”.

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, chị Quyên (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cũng chia sẻ nỗi niềm: “Con trai tôi 12 tuổi, đang ở tình trạng béo phì nhưng lúc nào cũng đòi ăn các món gà rán, khoai tây chiên, hoặc bất kể các món chứa nhiều dầu mỡ ở quán xá, dù khuyên nhủ cháu thế nào cũng không chịu ăn cơm mẹ nấu ở nhà. Kể cả mẹ luôn cố gắng chế biến các món ăn rất hấp dẫn, nhưng con vẫn lấy lý do “ăn ở hàng quán vui vẻ hơn nên con thấy ngon miệng, ăn ở nhà mẹ nấu tuy có ngon nhưng vẫn chán ngắt vì không khí gia đình buồn tẻ”.

Thuyết phục trẻ để đạt được hiệu quả có thể thông qua lời nói hoặc việc làm. Thuyết phục bằng lời nói là cách thức tác động có hiệu quả đến nhận thức, tình cảm, ý chí của trẻ. Lời nói chân thành của cha mẹ có khả năng chuyển tải tình cảm, động viên khích lệ rất lớn. Để thuyết phục con, cha mẹ cần lấy đủ dẫn chứng để chứng minh, giải thích cho trẻ hiểu và bác bỏ những suy nghĩ, quan điểm sai trái, lệch chuẩn của trẻ. Luôn tuân thủ nguyên tắc “trẻ là một thành viên và phải được tôn trọng”. Đối với trường hợp chị Minh, suy cho cùng, cha mẹ cần tôn trọng suy nghĩ và lựa chọn của con. Cha mẹ có thể thuyết phục con học song ngữ cả tiếng Anh và tiếng Hàn. Có sự thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình để trẻ thấy mình được tôn trọng. Đó cũng là cách thuyết phục hiệu quả. Sau một khoảng thời gian trẻ theo đuổi việc học sẽ nhận ra môn ngoại ngữ nào phù hợp với năng lực mình và con sẽ không còn chạy theo thần tượng của mình nữa.

Đối với trường hợp chị Quyên, sở dĩ con chị thích ăn các hàng quán hơn là do trước đó hai mẹ con có thói quen ra ngoài ăn cho khỏe, chị khỏi phải nấu nướng lếch thếch mà thức ăn lại dư thừa. Sau thành nếp, thằng bé “nghiện” những món ăn do các quán chế biến hơn của mẹ nấu. Thêm vào đó không khí gia đình thiếu sự ấm cúng, chia sẻ khiến trẻ buồn tủi, ăn không ngon miệng. Chị Quyên có thể kết hợp việc thuyết phục con bằng cả lời nói và hành vi mẫu mực của bản thân. Trước hết, chị nên gương mẫu, không sa đà đến mức thân thiết với những hàng quán hơn ở nhà. Đồng thời, chị hãy cùng con chế biến những món con thích gần giống với chốn quán xá. Cho con cùng đi chợ để lựa chọn những thực phẩm để tạo sự gắn kết giữa cha mẹ với con. Kết hợp với đó, chị hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho con thấy những thực phẩm mà mình chế biến bao giờ cũng đảm bảo chất lượng hơn so với các quán. Vì lợi nhuận nên ở quán xá sẽ làm các món ăn rất bắt mắt và ngon miệng. Nhưng vì thế sẽ khiến con bị thừa ký, dẫn đến béo phì. Mà như con đã được học ở môn khoa học (bậc tiểu học) và thực tiễn chứng minh, béo phì rất có hại cho sức khỏe của con trong vận động, sinh hoạt, cũng như học tập. Gia đình chị Quyên cũng nên tạo bầu không khí ấm cúng, tạo một thói quen ăn tối cùng nhau để cùng quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Thấy được ý nghĩa tinh thần thiêng liêng của bữa ăn chung trong gia đình, con trai chị Quyên sẽ “nguôi” dần nỗi thèm muốn ăn uống ngoài đường.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)