Thứ năm, 28/11/2019, 20h12

Giúp con chế ngự nỗi buồn

Có không ít bc ph huynh cho rng tr con đang tui ăn, tui ln, vô tư, ngây thơ, nói đâu quên đó, đã biết lo nghĩ gì đâu mà bun chán, bi quan. Song, thc tế có khá nhiu tr sng trong tâm trng bun bã, bt mãn, không có hng thú tham gia các hot đng hng ngày mà cha m “vô tình” không nhn ra.

nh mang tính minh ha. Ảnh: I.T

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái stress hoặc trầm cảm hoặc làm méo mó nhân cách của trẻ sau này. Bé Thu lên 13 tuổi (Bình Thạnh, TP.HCM) thổ lộ: “Cháu buồn nhất là khi bị cha mẹ đối xử bất công giữa hai chị em cháu. Ở trong cùng một gia đình mà lúc nào cha mẹ cũng đem cháu so sánh với chị gái, rồi khen chê đủ điều. Cho dù cháu có hết sức cố gắng làm được việc gì tốt đều không được cha mẹ thừa nhận, kể cả khi cháu có nỗ lực rất nhiều mới hoàn thành. Giờ cháu buồn chán lắm, nhiều lúc cháu tự làm đau mình như cứa dao lam vào cổ tay để quên đi cảm giác buồn chán cứ bám lấy cháu”. Chị Hòa - mẹ bé Thu khi biết được điều đó lại khá ngạc nhiên và không giấu được sự băn khoăn vì không ngờ cách ứng xử của mình đã khiến con rơi vào tình cảnh chán chường, đau khổ như thế. Gia đình chị Hòa đã trao đổi với chuyên gia tâm lý để tìm cách giúp con mình có lối sống lạc quan, yêu đời hơn.

Trẻ luôn muốn tự khẳng định, muốn thể hiện mình, muốn mọi người biết mình đã lớn, trưởng thành, hiểu biết, chững chạc. Song, cha mẹ bao giờ cũng xem con non nớt, lúc nào cũng muốn bao bọc, che chở con. Hai tư tưởng đó lắm lúc mâu thuẫn nhau gay gắt, nếu cha mẹ giải quyết xung đột đó thiếu tế nhị, không lắng nghe ý kiến của con sẽ khiến chúng buồn chán và muốn buông xuôi tất cả.

Trẻ buồn có nhiều lý do, đó là một trạng thái cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, hãy cho trẻ một khoảng vừa đủ về thời gian và không gian để suy ngẫm về nỗi buồn. Nhưng không để chìm sâu vào trong đó. Người lớn cũng không nên phủ nhận hoàn toàn những điều tiêu cực của xã hội, mà hãy chỉ rõ cho trẻ thấy đó là mặt trái của xã hội. Cha mẹ hãy dạy con biết hy vọng và cố gắng thực hiện những điều tốt đẹp. Trẻ rất phân vân không biết vì sao cùng trang lứa với nhau mà bạn kia muốn gì được nấy, còn mình thì luôn bị cha mẹ mắng mỏ, cấm đoán. Khi những ước muốn cơ bản không được thỏa mãn, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý buồn chán. Cha mẹ hãy lắng nghe và giúp con thỏa mãn những nhu cầu hợp lý, vừa sức. Khi cấm đoán, hoặc không thỏa mãn một mong ước nào đó của trẻ, cha mẹ cần có lời giải thích rõ ràng. Nhất là dạy trẻ biết kiểm soát bản thân vì không phải nhu cầu nào cũng có thể thực hiện. 

Cha mẹ cần giúp cho trẻ hiểu, trong cuộc sống, không có ai là toàn diện, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Đừng quá tự ti và bi quan khi chỉ nhìn thấy hạn chế của bản thân. Khơi gợi và tạo điều kiện cho con thể hiện năng lực vốn có để trẻ tự kiểm định. Những công việc mà trẻ chủ động tiến hành sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, yêu đời hơn. Khích lệ trẻ sáng tạo và thử sức mình vào những việc lý thú, mới mẻ. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, nhưng khi con trẻ đang buồn chán, đau khổ thì cha mẹ đừng có nói rằng “Lớn lên rồi con sẽ hiểu” - điều này sẽ làm trẻ càng rơi vào trạng thái rối bời và phân tâm nhiều hơn. Chúng sẽ tự mò mẫm để tìm lời giải đáp hoặc sẽ rơi sâu hơn vào trạng thái buồn bã, lo âu vì không có ai quan tâm và thấu hiểu mình. Điều quan trọng hơn cả là cha mẹ có một cách sống gần gũi - xứng là điểm tựa tinh thần để con trẻ sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng của mình. Cha mẹ hãy cho trẻ quyền tự quyết định những việc phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của chúng và trẻ kiểm soát được. Đồng thời, hãy dạy trẻ biết cách chịu trách nhiệm về hành động của mình. Cha mẹ hãy giúp trẻ không suy nghĩ quá lâu về những điều không vui và biết cách nhìn vào mặt tốt của vấn đề. Khi nào trẻ quá buồn, hãy kể lại cho trẻ những thành tích mà chúng đã đạt được trước đây, gợi lại những kỷ niệm đẹp giúp trẻ lấy lại tinh thần.

Nguyn Lê (Giảng viên tâm lý)