Thứ bảy, 28/12/2019, 21h22

Hình thành ở trẻ thói quen lành mạnh

Li sng ca tr em ngày nay, nht là tr em thành th khác xa các thế h trưc: tr thích ăn thc phm cha nhiu cht béo, nhiu đưng, không có nhiu thi gian đ dành cho nhng hot đng th cht. Điu này khiến tr em d b béo phì và lưi vn đng.

Các bậc cha mẹ chịu trách nhiệm phối hợp với các lực lượng như nhà trường, các cơ quan chức năng để giáo dục con mình những giá trị cũng như cách cư xử, những thói quen lành mạnh để chúng thuận lợi hơn khi gia nhập trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển thói quen lành mạnh cũng như việc rèn luyện các hoạt động thể chất là một quá trình dài hơi, không thể là chuyện đơn giản. Cha mẹ cần đầu tư công sức, thời gian và nỗ lực để giúp trẻ rèn luyện những thói quen tốt này. Giai đoạn trẻ 3-6 tuổi là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu dạy cho con những thói quen lành mạnh và cách cư xử đúng đắn, từ đó, khuyến khích trẻ theo đuổi một lối sống tích cực. Hãy kiên trì cùng trẻ luyện tập bằng một vài cách tác động sau đây:

+ Rèn cho tr cách ăn ung cân bng, điu đ

Một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ có vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tinh thần cho trẻ. Hãy tôn trọng trẻ để việc rèn luyện thói quen đạt hiệu quả tốt nhất bằng cách trao đổi với chúng và đưa ra một số phương án về những thứ mà trẻ có thể lựa chọn cho khẩu phần của chúng. Đồng thời, hãy chia sẻ với con về những kiến thức của việc ăn uống cân bằng và điều độ để giúp trẻ hiểu rằng những chọn lựa về các dạng thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính bản thân chúng. Do đó, nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả và đồ luộc, nên tránh xa những loại thực phẩm quá nhiều calo dễ gây tình trạng thừa cân thường được quảng cáo rất cuốn hút trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Cùng ăn ung vi tr

Cách thuyết phục trẻ tốt nhất trong ăn uống các món khác nhau là cha mẹ hãy ăn cùng trẻ. Đối với gia đình ở thành thị, việc ăn uống cùng nhau giữa các thành viên trong gia đình tất cả các bữa ăn trong ngày là điều khó khăn. Tuy nhiên, mỗi ngày cần ít nhất một bữa ăn có sự hiện diện của tất cả các thành viên trong gia đình. Điều này không những mang lại cơ hội để bạn làm gương cho con mình trong việc ăn uống những món có đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn giúp trẻ có thái độ tích cực đối với việc chọn lựa thức ăn, tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, nếu được thường xuyên ăn cùng gia đình thì trẻ sẽ an tâm tư tưởng và đạt được kết quả học tập tốt hơn. Nguyên tắc vàng cho bữa ăn gia đình dùng bữa cùng nhau là ở phòng ăn hoặc nhà bếp và tránh việc ngồi ăn trước ti vi hoặc mỗi người vừa ăn vừa sử dụng điện thoại.

+ Hãy làm nhng điu mà mình mun tr noi theo

Trẻ học hỏi và bắt chước từ những thái độ và hành vi đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh chúng và của cha mẹ cũng như ở thầy cô giáo. Cần nhớ rằng hành động luôn có hiệu quả hơn lời nói. Là cha mẹ, bạn nên chú ý đến tác động của sự nêu gương. Cần thống nhất giữa “nói đi đôi với làm”. Nhân cách của cha mẹ là phương tiện giáo dục trẻ hiệu quả nhất. Vì thế, cha mẹ hãy gương mẫu từ các thói quen hết sức đơn giản như giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và cách cư xử chuẩn mực để trẻ học và làm theo.

+ Cùng tr vn đng ngoài tri

Nếu trẻ dành quá nhiều thời gian chỉ để học và chơi game, hoặc xem các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không có hứng thú với các hoạt động thể dục thể thao, cha mẹ cần đồng hành để giải thích cho trẻ hiểu rằng các vận động thể chất sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, năng động và có nhiều năng lượng. Cha mẹ hãy cùng trẻ cố gắng xây dựng kế hoạch hoạt động thể dục thể thao như là một thói quen hàng ngày của cả nhà như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, chơi cầu lông… Nên kiểm soát chặt chẽ thời gian trẻ sử dụng smart phone, iPad, máy vi tính, xem ti vi hoặc chơi điện tử khoảng 1-2 giờ mỗi ngày.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)