Thứ sáu, 11/6/2021, 12h48

Hợp tác quốc tế từ những mô hình tiên tiến

Theo các chuyên gia giáo dc ngh nghip (GDNN), Vit Nam cn có gii pháp đt phá, đi mi đ nâng cao cht lưng đào to ngh, phát trin ngun nhân lc cht lưng cao trong bi cnh cuc cách mng công nghip 4.0 phát trin mnh m.


Sinh viên Trưng CĐ Kinh tế - K thut TP.HCM tham quan doanh nghip. Ảnh: T.Tri

Theo thống kê, hệ thống GDNN trên cả nước có khoảng 2.000 cơ sở đào tạo, trong đó có nhiều cơ sở đã được chọn đầu tư trường có nghề chất lượng cao, nghề trọng điểm khu vực, quốc gia và quốc tế, đủ cung cấp nguồn lao động cho thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để kỹ năng và trình độ tay nghề lao động tiệm cận với khu vực và quốc tế, hệ thống GDNN Việt Nam cần tham khảo nhiều mô hình quản lý, đào tạo... tiên tiến từ Úc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Bà Phạm Thị Minh Hiền (Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN - Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, một trong những nội dung mà Việt Nam cần tham khảo, hợp tác với nước ngoài là đảm bảo chất lượng GDNN. Bà Hiền khẳng định, đảm bảo chất lượng GDNN là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia nhằm giữ vững niềm tin của xã hội đối với hệ thống văn bằng, chứng chỉ GDNN của quốc gia đó. Cụ thể, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Úc, đặc biệt khi GDNN Việt Nam đang cần đổi mới mang tính đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia. Hệ thống đảm bảo chất lượng GDNN của Úc đã có lịch sử phát triển qua nhiều thập niên và được đánh giá là một trong những mô hình thành công hàng đầu thế giới. Theo đó, đảm bảo chất lượng GDNN của Úc được quy định thống nhất ở cấp độ quốc gia. Tất cả các cơ sở đào tạo, cả công lập, tư nhân và khóa học GDNN đều được quy định và kiểm soát chất lượng bởi một trong 3 cơ quan gồm: Cơ quan chất lượng kỹ năng nghề Úc; Hội đồng Kiểm định đào tạo; Cơ quan quản lý và đăng ký chương trình đào tạo cấp văn bằng bang Victoria.

“Hin B LĐ-TB&XH đang xây dng trình Chính ph phê duyt Chiến lưc phát trin GDNN giai đon 2021-2030, tm nhìn đến 2045, tp trung thc hin đng b 9 gii pháp. Trong đó, gii pháp tp trung hoàn thin, nâng cao cht lưng th chế, đi mi cơ chế, chính sách phát trin GDNN; đy mnh gn kết GDNN vi doanh nghip và th trưng lao đng; tăng cưng các điu kin bo đm cht lưng GDNN là gii pháp trng tâm trong thi gian ti”, ông Lê Tn Dũng (Th trưng B LĐ-TB&XH) cho biết.

Vừa qua, ông Lê Tấn Dũng (Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) đã có buổi tọa đàm trực tuyến với ông Steve Smith (Đại sứ giáo dục quốc tế của Anh) trao đổi về hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực GDNN. Theo ông Dũng, nội dung buổi tọa đàm trao đổi về dự thảo biên bản ghi nhớ hợp tác về GDNN giữa Việt Nam và Chính phủ Anh để tiến tới ký kết trong năm 2021. Theo dự thảo, các nội dung hợp tác phía Anh đề xuất gồm: Xây dựng chính sách về GDNN, chia sẻ kiến thức chuyên môn, nghiên cứu về nguồn nhân lực; thu hút doanh nghiệp tham gia GDNN; thực tập nghề; nâng cao năng lực cán bộ tại các cơ sở GDNN; thúc đẩy công nghệ số trong đào tạo trực tuyến, thúc đẩy các kỹ năng liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Ông Dũng đánh giá cao những hỗ trợ từ phía Anh thời gian qua, trực tiếp là Hội đồng Anh trong các hoạt động hỗ trợ về GDNN. Đồng thời hoan nghênh đề xuất xây dựng và ký kết biên bản ghi nhớ cấp Chính phủ về GDNN. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển GDNN là một trong những lĩnh vực then chốt để phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Đây là những đề xuất hoàn toàn phù hợp với định hướng, ưu tiên phát triển GDNN của Việt Nam mà Anh có thể hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Ông Dũng nhìn nhận, tại Việt Nam, GDNN thường được đánh giá thấp hơn so với các chương trình giáo dục khác. Tâm lý xã hội Việt Nam nói chung vẫn còn coi trọng bằng cấp, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của GDNN; công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học chưa thực sự hiệu quả, chưa đi vào nhận thức xã hội. Do đó, tỷ lệ tuyển sinh vào các cơ sở GDNN còn thấp so với giáo dục ĐH.

Tại buổi tọa đàm, hai bên đã thống nhất thành lập nhóm công tác ở cấp kỹ thuật để xây dựng kế hoạch hợp tác và giám sát việc triển khai bản ghi nhớ sau khi ký kết. Đồng thời, nhóm công tác thường xuyên thảo luận và liên lạc (thông qua các hình thức khác nhau như email, họp trực tuyến, họp trực tiếp...) để triển khai hiệu quả bản ghi nhớ sau khi ký kết và kịp thời tham mưu cho lãnh đạo hai bên để đề xuất các hoạt động phù hợp cũng như tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai. “Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác về các vấn đề liên quan đến đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN cũng là nội dung hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới, bởi Anh là một trong những quốc gia có thế mạnh về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ hai nước sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực GDNN”, ông Dũng kỳ vọng.

T.Tri - T.Hng