Thứ ba, 4/8/2020, 20h14

Huy động các nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp

Theo thng kê, lc lưng lao đng ca Vit Nam hin trên 55 triu ngưi, s lao đng qua đào to chưa ti 25% (mi năm h thng giáo dc ngh nghip (GDNN) ch tuyn sinh khong 2,2 triu ngưi), so vi quy mô dân s trên 90 triu dân là chưa tương xng.  


Ngưi lao đng phng vn xin vic trc tuyến ti Sàn giao dch vic làm do Trung tâm Dch v vic làm TP.HCM t chc

TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) thông tin như vậy tại Hội thảo “Quan điểm, mục tiêu và các chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030” do Tổng cục GDNN tổ chức mới đây. Theo TS. Trương Anh Dũng, Bộ LĐ-TB&XH đã giao Tổng cục GDNN xây dựng chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, đến nay có một số công việc được triển khai và đã định hình được những nét cơ bản. Để dự thảo chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030 hoàn thiện, rất cần sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.

Rt cn lao đng có k năng tay ngh cao

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc xây dựng chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030 được đặt ra trước các yêu cầu về tăng trưởng kinh tế cao và bền vững để đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 hoặc thu nhập cao vào năm 2045. Các yêu cầu khác từ sự biến đổi cơ cấu dân số, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế… Để đáp ứng các yêu cầu đó cần lực lượng lao động có kỹ năng tay nghề cao, có đủ năng lực tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới. 

PGS.TS Dương Đức Lân (Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội Việt Nam) cho rằng công tác xây dựng chiến lược có nhiều thuận lợi nhờ vào hệ thống pháp lý hiện nay. Cụ thể là Luật GDNN, Luật Giáo dục sửa đổi, Luật Lao động sửa đổi. Các giải pháp đưa ra cho chiến lược phải có tính đột phá, huy động tốt các nguồn lực để thúc đẩy phát triển, thay đổi về chất đối với GDNN. “Hệ đào tạo 9+, hệ trung học chuyên nghiệp, đào tạo cập nhật kỹ năng cho lao động, mô hình hội đồng kỹ năng nghề, đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, trung tâm thực hành vùng, phân bổ nguồn lực theo đầu ra là những nội dung mới và cần nghiên cứu để đưa vào chiến lược”, PGS.TS Dương Đức Lân gợi ý.  

Trong khi đó, TS. Nguyễn Hồng Minh (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) nhận định công tác xây dựng chiến lược gặp khó khăn do chưa có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ mới. Từ đó, TS. Nguyễn Hồng Minh đề nghị cần có đánh giá cụ thể đối với gần 500 trường thuộc khối chuyên nghiệp, định hướng rõ ràng về vị trí, vai trò của các trường TC, hệ đào tạo TC trong hệ thống. Đồng thời nghiên cứu mô hình đã triển khai tốt trước đây như mô hình trung học kỹ thuật, quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo, đào tạo gắn doanh nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội hóa cho GDNN.

Phát trin mô hình hi đng k năng ngh

PGS.TS Trần Đình Thiên (thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ) cho rằng chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030 cần định hình rõ ràng, đây là cơ hội để đổi mới toàn hệ thống GDNN. Cơ cấu nguồn nhân lực GDNN phải là một bộ phận của cơ cấu nhân lực quốc gia, chiến lược phát triển nhân lực quốc gia. “Cần có đánh giá đầy đủ, sâu sắc về nguyên nhân, hạn chế của công tác thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn trước đó cũng như thực trạng nguồn lực hiện có. Nhân lực Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng ở mức thấp các yêu cầu của công nghiệp. Đứng trước yêu cầu thay đổi cơ cấu công nghiệp, sự tác động của kinh tế số dẫn đến thay đổi cơ cầu ngành nghề, 10 năm tới cơ cấu nghề nghiệp Việt Nam sẽ ra sao, kỹ năng của người lao động thay đổi như thế nào, điều này cần định hình rõ”, PGS.TS Trần Đình Thiên đề xuất.  

Ở góc độ khác, TS. Jurgen Harwigt (Giám đốc Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam) cho rằng trong 10 năm qua, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong phát triển hệ thống GDNN. Hiện nay, Việt Nam có hệ thống GDNN với sự thống nhất trong quản lý Nhà nước, nhìn nhận của xã hội đã có sự thay đổi tích cực, tuyển sinh GDNN đã tăng lên. Tuy nhiên, GDNN cần có sự đổi mới trước nhiều thách thức của sự già hóa dân số, tác động của dịch bệnh toàn cầu, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế. TS. Jurgen Harwigt đề nghị: “Giai đoạn tới, GDNN Việt Nam cần tập trung cải thiện hệ thống thông tin dữ liệu, báo cáo, dự báo đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống; xây dựng các tiêu chuẩn ở nhiều cấp trình độ khác nhau, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Ưu tiên phát triển mô hình hội đồng kỹ năng nghề ở nhiều ngành nghề khác nhau, đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp và đưa GDNN tiếp cận tốt hơn đối với người dân và xã hội”.

TS. Trương Anh Dũng nhìn nhận: “Chất lượng GDNN Việt Nam có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn khoảng cách xa so với các nước ASEAN-4. Vì vậy, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên, thiết kế hệ thống GDNN mở, linh hoạt hướng vào đối tượng trên 55 triệu lao động là những nội dung mà Tổng cục GDNN sẽ tập trung trong thời gian tới”.

Bài, ảnh: Trng Tri