Thứ năm, 9/1/2020, 20h05

Mẹ cha dạy không bằng thầy cô dạy!

Không ít trưng hp cha m đành bó tay trong cách dy con. Không phi li ti vn đ quá khó đến mc cha m không hiu và không dy đưc, vì đó ch là nhng kiến thc ph thông hay nhng bài hc đo đc l giáo đơn thun. y vy mà nhiu ph huynh đành ngm ngùi “nh cy” thy cô ch vì quan nim ca tr “m dy không bng cô dy”. Thôi thì tt c nh cy vào cô giáo, thy giáo, hun luyn viên trưng, các trung tâm.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Vợ chồng anh bạn tôi - một người là giảng viên ở một trường đại học, còn người kia là kỹ sư xây dựng nhưng suốt ngày than phiền và cảm thấy bực bội trong cách dạy hai đứa con. Đứa lớn 11 tuổi, đứa nhỏ 6 tuổi, dù gia đình anh bạn tôi dành rất nhiều thời gian chăm sóc hai cháu cũng như thường xuyên tìm hiểu những kiến thức khoa học để có cách dạy con sao cho hiệu quả. Vậy mà, hai đứa trẻ vẫn làm cho anh chị không hài lòng, vì chúng bảo “Cô dạy con làm khác cơ, chứ bài mẹ hướng dẫn chẳng giống cô! Con không nghe theo mẹ đâu!”. Kết quả học tập hai cháu đều đạt giỏi nhưng thường phản kháng lại cha mẹ. Với chúng cô giáo ở trường là giỏi nhất và đúng nhất. Dù rất muốn các bé có nhiều kỹ năng nhưng anh chị bỏ ra nhiều công sức rèn luyện vẫn không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mỗi tuần anh dẫn cháu đến bể bơi và dạy cháu cách tập bơi nhưng đã ba tháng nay cháu vẫn chưa bơi được. Giải pháp cuối cùng là anh chị cho cháu đến trung tâm để huấn luyện viên môn bơi dạy kèm. Chỉ trong vòng 10 ngày mà hai đứa con nhà anh chị đều biết bơi đúng kỹ thuật. Dạy cháu biết chào hỏi và nói chuyện lễ phép với người lớn nhưng được hôm trước, hôm sau thì miệng mồm im như thóc. Nhưng chỉ cần nhờ cô giáo nhắc nhở khéo là về hai cu cậu chấp hành răm rắp.

Trong thực tế rất nhiều trường hợp như vậy, không phải cha mẹ không có trình độ, kỹ năng và càng không phải trẻ tiếp thu chậm nhưng hiệu quả giáo dục ở gia đình nhiều lúc lại không như mong muốn.

+ Vì cha mẹ chưa thật sự thấu hiểu con: Đây là nguyên nhân cơ bản mà cha mẹ khó thực hiện được. Không phải cứ là giảng viên, là kỹ sư, tiến sĩ là có thể dạy con tốt. Quan trọng, cha mẹ phải nắm được đặc điểm tâm lý của từng đứa trẻ, biết lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi. Phần lớn, cha mẹ thường dạy trẻ kiểu truyền kinh nghiệm, áp đặt, người lớn biết thế nào thì dạy thế đó, miễn là kết quả đúng là được. Hơn nữa, không thấu hiểu trẻ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến trẻ khó tiếp thu những gì mà gia đình muốn truyền tải, nên cha mẹ khó thực hiện được mục đích của mình. Khi mà cách dạy của thầy cô ở trường một đằng, cha mẹ dạy ở nhà một nẻo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì tất nhiên việc trẻ khó lĩnh hội là điều dễ hiểu.

+ Vì thầy cô có phương pháp sư phạm: Hơn nhau trong cách tác động đến trẻ là yếu tố phương pháp. Đối với trẻ, trường học và thầy cô ở trường, bác sĩ ở phòng khám, huấn luyện viên ở trung tâm huấn luyện… là hình ảnh mẫu mực, vô cùng quan trọng, và luôn đúng. Đôi khi các em quan niệm việc học quan trọng nhất là ở trường, còn việc cha mẹ hướng dẫn, chỉ bảo vẫn là việc phụ. Đối với trẻ, những người làm công việc liên quan đến trẻ em sẽ dễ khiến cho các bé tin tưởng và tự giác tuân theo. Vì thế, mới có chuyện khi tiếp thu trẻ thường nghiêng về thầy cô hơn là cha mẹ. Hệ quả là dù cha mẹ có răn đe, có thuyết phục, hay kỷ luật trách phạt thì các bé cũng khó mà “tâm phục, khẩu phục” hơn là thầy cô của các bé ở trường.

Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức (Hội Tâm lý - Giáo dục Đồng Nai) chia sẻ: “Việc trẻ được thầy cô dạy bảo trên lớp với mô hình lớp học tập trung thì sự thi đua, phấn đấu giữa các học sinh sẽ kích thích các em cố gắng. Bên cạnh đó, việc trang bị những kỹ năng ở trường bao giờ cũng hiệu quả hơn, có hệ thống hơn là ở nhà, vì thầy cô có cách thức tổ chức phù hợp, khoa học giúp các bé dễ dàng thực hiện”.

Để những lời răn dạy của mình thật sự có trọng lượng đối với trẻ, cha mẹ cần phải lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ cũng như ý kiến của trẻ. Trong quá trình trưởng thành, ý thức tự chủ của trẻ ngày càng mạnh và sẽ dần dần hình thành chính kiến của mình.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)