Thứ hai, 13/1/2020, 13h33

Xu hướng du học của giới trẻ thời 4.0

Cuc cách mng công nghip 4.0 đang to ra nhng nh hưng nht đnh đến vic chn la du hc ca các bn tr thế h 2000 (sinh năm 2000 - PV). Đó là nhng vn đ gì mà ph huynh và các bn tr cn quan tâm?

Sinh viên ngành công ngh sinh hc ti ĐH Cambridge (Anh)

Top 5 quc gia gi vng v thế

Có thể nói, các cường quốc hàng đầu trên thế giới chính là nơi chịu ảnh hưởng to lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Và với tiềm lực mạnh mẽ, 5 quốc gia hàng đầu sau đây không chỉ giữ vững vị trí kinh tế mà còn đưa nền giáo dục lên đến đẳng cấp cao hơn. Đó là:

Mỹ: Chưa khi nào Mỹ đánh mất ngôi đầu bảng về nơi lý tưởng mà giới trẻ Việt Nam đều khao khát được đặt chân đến. Theo bảng xếp hạng ĐH thường niên được công bố bởi Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS - Anh) thực hiện năm 2018, Mỹ có 31 trường lọt top 100 và 50% cơ sở giáo dục này được đánh giá hạng 5 sao về chất lượng tổng thể. Theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số lượng du học sinh Việt Nam ở bậc ĐH tại Mỹ tăng 18 năm liên tiếp. Trong năm học 2018-2019, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Mỹ, với 24.392 sinh viên. Dù Mỹ có chính sách học phí khá đắt đỏ dành cho sinh viên quốc tế, nhưng hoàn toàn hợp lý bởi nước này đứng đầu thế giới về cả phương diện kinh tế lẫn giáo dục.

Anh: Đối với những ai chưa biết nhiều về Anh, cũng có thể kể tên vài trường ĐH danh tiếng của nước này như Oxford, Cambridge hay Edinburgh… Xứ sở sương mù tuyệt đẹp này không chỉ chiếm cảm tình của các bạn trẻ trong nước mà còn được xếp vào đất nước có số lượng du học sinh nước ngoài cao thứ 2 thế giới.

Học phí tại Anh cũng không chênh lệch nhiều so với Mỹ, tuy nhiên, do đặc thù hệ thống giáo dục, thời gian học tập tại Anh cho một khóa cử nhân có thể ngắn hơn so với Mỹ. Nhiều bạn trẻ đã có sự lựa chọn khá thông minh là học trước một khóa A level (dự bị ĐH) trong khoảng 1 năm tại Việt Nam trước khi bước vào giai đoạn học chính thức tại nước ngoài. Với cách thức này, các bạn vừa bắt nhịp phương pháp giảng dạy, cải thiện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho gia đình. Thật may mắn, hệ thống giáo dục Anh có rất nhiều học bổng ưu đãi với nhiều cấp độ khác nhau dành cho sinh viên quốc tế ở giai đoạn chọn trường và cả khi đã là sinh viên nếu có thành tích học tập vượt bậc.

Úc: Nhắc đến Úc, hẳn nhiều người sẽ nhớ đây là quốc gia có nhiều nhà vô địch Cuộc thi đường lên đỉnh Olympia (do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức) từng theo học, làm việc và sinh sống tại đây. Úc là một quốc gia dễ sống, khí hậu ôn hòa, phong cảnh thanh bình, con người thân thiện, văn hóa đa dạng và nền giáo dục đẳng cấp không hề kém cạnh hai cường quốc Mỹ và Anh. Chính phủ Úc vốn “được tiếng” trong lĩnh vực du học, bởi trung bình hàng năm có khoảng gần 200 học bổng lớn nhỏ khác nhau dành cho các bạn trẻ Việt Nam. Du học sinh có thể làm hồ sơ xin học bổng trực tiếp từ Chính phủ hoặc từ các trường ĐH mà mình dự định theo học.

Dẫu vậy, điểm khiến Úc trở nên hấp dẫn nhất có lẽ là chính sách ưu đãi dành cho sinh viên sau tốt nghiệp được phép gia hạn visa ở lại làm việc và cơ hội định cư cao. Chính phủ Úc đã thành lập Liên minh nhóm 8 trường ĐH (Go8 - Group of Eight Australia) có chất lượng giáo dục hàng đầu mà sinh viên có thể tham khảo, gồm: Australian National University (ANU), University of Melbourne, University of Sydney, University of Queensland, University of New South Wales (UNSW), Monash University, University of Western Australia và University of Adelaide. Mục tiêu của Go8 là tập trung nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống giáo dục chuyên sâu, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho nền kinh tế - xã hội, trọng tâm là đội ngũ có trình độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Pháp: Từng một thời gắn liền với lịch sử Việt Nam, nhắc đến Pháp là phải kể đến kinh thành Paris tráng lệ với biểu tượng tháp Eiffel, các thương hiệu thời trang đình đám… Theo thống kê, Pháp hiện có khoảng 250 trường đào tạo nhiều chuyên ngành. Bằng kỹ sư ra trường (Diplôme d’ingénieur) tương đương với bằng cao học (Mastère hay Master degree) và được kiểm soát bởi Hội đồng Quốc gia về học vị kỹ sư (Commission Nationale des Titres d’Ingénieurs - CTI). Chính phủ Pháp rất xem trọng việc khuyến học đối với sinh viên quốc tế, vì thế học phí giữa sinh viên bản địa và sinh viên nước ngoài không mấy chênh lệch do có sự tài trợ từ Chính phủ. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho việc trải nghiệm nền giáo dục vốn có tiếng lâu nay về chiều rộng lẫn chiều sâu kiến thức là vô cùng thuận lợi và công bằng cho mọi đối tượng theo học. Hơn nữa, Chính phủ hỗ trợ tối đa đến 75% tiền thuê nhà, chi phí sinh sống cho du học sinh, cho phép du lịch trải nghiệm có “1 không 2” tại các quốc gia thuộc khối Schengen.

Đức: Đây là quốc gia nằm trong khối Schengen, tương tự như nước láng giềng Pháp, tất cả các bang tại Đức đều miễn học phí cho sinh viên quốc tế, hoặc nếu có thì mức phí vô cùng thấp nhằm tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội hoàn thành chương trình ĐH. Đối với một số ngành đặc thù, chẳng hạn như điều dưỡng, bạn sẽ được nhà trường trả thêm tiền thực hành hàng tháng. Tuy nhiên, trường hợp bạn không hoàn thành khóa học đúng hạn hoặc có nhu cầu học thêm văn bằng ĐH thứ 2 tại Đức thì một số bang sẽ tính phí theo từng học kỳ. 

Nằm trong quy luật ảnh hưởng chung bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Đức luôn dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục và kiến tạo không ít chương trình nhằm kết nối sinh viên đến những đổi mới mang tính đột phá về công nghệ và tư duy thời đại mới. Để hóa giải bài toán cơ cấu dân số già, Chính phủ luôn tạo điều kiện nhập tịch cho các du học sinh và cơ hội cống hiến sau tốt nghiệp. Sinh viên Việt Nam được cấp phép ở lại làm việc trong vòng 18 tháng sau tốt nghiệp và có thể nộp hồ sơ xin định cư nếu sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Đức tối thiểu 8 năm.

Xu hưng chn các ngành STEM lên ngôi

Vài năm trở lại đây, khái niệm STEM dùng chỉ nhóm các ngành học gồm khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering), toán học (Mathematics) trở nên mạnh mẽ. Đây là những nhóm ngành học được nhiều quốc gia đẩy mạnh đào tạo và nằm trong lộ trình ưu tiên phát triển từ rất sớm để hình thành nguồn nhân lực sở hữu nền tảng kiến thức mới về công nghệ 4.0 đáp ứng yêu cầu của xã hội. Với nhu cầu nhân lực rất lớn thuộc khối ngành STEM, các bạn trẻ chọn lựa ngành nghề này không chỉ phát huy mạnh về kỹ năng tư duy phân tích, mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô, thông qua việc phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp xu hướng thời đại.

Đim chung d nhn thy nht ca các quc gia có nn giáo dc tiên tiến, đó là phương pháp giáo dc hin đi, đ cao tính t ch, khai phóng năng lc cá nhân bi ngưi hc luôn đưc đ v trí trung tâm.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực thuộc khối ngành STEM tại những quốc gia phát triển là rất lớn, đó cũng chính là cơ hội dấn thân sâu vào nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ đam mê với nhóm ngành này.

Đng cơ du hc thông thoáng hơn

Nếu trước kia, việc du học được xem là “cái cớ” để hiện thực hóa ước mơ định cư tại quốc gia ấy sau tốt nghiệp, thì nay động cơ này đã không còn mạnh mẽ như trước. Thực tế gần đây cho thấy, nhiều du học sinh Việt Nam có thành tích học tập khá tốt tại nước ngoài, vẫn quyết định trở về nước lập nghiệp ngay khi hoàn thành khóa học. Không ít trong số ấy đã có suy nghĩ sẽ quay về nước từ trước khi đặt chân sang nước ngoài. Điều đó cho thấy, giới trẻ thế hệ 2000 năng động, bản lĩnh đã có cái nhìn thông thoáng, cởi mở hơn về con đường du học lập thân.

Lý giải cho sự thay đổi tích cực này, xuất phát từ quá trình đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia, tổ chức quốc tế đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển lên tầm cao mới. Đơn cử là việc ngày càng nhiều tập đoàn toàn cầu xem Việt Nam là thị trường tiềm năng và xây dựng sách lược đầu tư dài hạn; có thể kể đến một số tên tuổi đình đám như nhà bán lẻ toàn cầu Amazon, Ngân hàng Nhật Bản UOB… cùng nhiều thương hiệu khổng lồ khác đang kinh doanh tại Việt Nam. Du học sinh về nước có lợi thế hơn hẳn khi gia nhập vào môi trường làm việc quốc tế tại Việt Nam và việc luân chuyển nhân sự qua lại giữa các chi nhánh tại khắp các quốc gia trên thế giới là điều tất yếu. Những người trẻ hôm nay đã và đang trở thành công dân toàn cầu ngay trên chính đất nước của mình.

Với những nhận định trên, tin rằng những bạn trẻ thế hệ 2000 sẽ kế thừa mới, đón đầu cơ hội nghề nghiệp từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và trở thành những người chủ thực sự của quốc gia.

Nguyn Ngc Mai