Thứ tư, 7/12/2022, 14h48

Chuyển đổi số - “Cánh tay phải” của đổi mới giáo dục: Số hóa giờ học, đổi mới thực chất

Công ngh đi sâu vào tng hot đng ging dy ca giáo viên các cp ti TP.HCM, s hóa các ngun hc liu... đã thc s thi làn gió mi, đưa làn sóng đi mi dy và hc tr nên nh nhàng, thc cht.


Chuyn đi s đã h tr giáo viên đi mi dy hc nh nhàng, hiu qu

Công ngh giúp giáo viên đi mi dy hc nh nhàng

Hàng ngày, các tiết dạy học của cô Lê Thị Thanh Tuyền (giáo viên lớp 3 Trường Tiểu học An Bình, TP.Thủ Đức) đều diễn ra khá nhẹ nhàng, vui nhộn. Công nghệ thông tin mà cụ thể là màn hình tương tác đa điểm chạm đã hỗ trợ cô Tuyền rất nhiều trong giảng dạy, khiến tiết dạy học trở nên thú vị, học sinh hào hứng tương tác... “Bây giờ cô trò mình cùng tham gia một trò chơi nhé. Sáu nhóm trong lớp sẽ cùng nhau lên bảng để thực hiện trực tiếp trò chơi, cùng tìm các câu đúng nhé”, cô Tuyền vừa dứt lời, nhạc bật lên, cả lớp hào hứng bắt tay vào nhiệm vụ.

Cô Tuyền cho biết màn hình tương tác đa điểm chạm có đến 20 điểm chạm, vì thế nhiều học sinh dễ dàng được tương tác cùng lúc trên màn hình. Ngoài sinh động về màu sắc, âm thanh, khi đưa màn hình tương tác vào giảng dạy, học sinh rất thích thú vì được khám phá nhiều kiến thức mới. Giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong việc thiết kế bài dạy bởi ngay trên màn hình tương tác đã được kết nối với nhiều nguồn học liệu phong phú, từ đó hỗ trợ rất hiệu quả việc đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đến thời điểm này Trường Tiểu học An Bình đã trang bị màn hình tương tác đa điểm chạm cho gần 100% khối lớp; riêng khối lớp 1, 2, 3 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được trang bị 100%. Đi cùng với trang thiết bị hiện đại, nhà trường thực hiện phủ sóng internet, wifi đến từng lớp học. Cô Phạm Thị Thùy Trang (Hiệu trưởng nhà trường) đánh giá, sự hiện diện của công nghệ đã giúp “thay da đổi thịt” đáng kể công tác đổi mới dạy và học của nhà trường. Qua công nghệ, giáo viên thấy sự đổi mới trở nên nhẹ nhàng, coi sự đổi mới là điều hiển nhiên phải có, từ đó đổi mới một cách thực chất. “Hiện nay, trong mỗi tiết dạy giáo viên đều sử dụng công nghệ, thế nhưng không phải sử dụng một cách tràn lan hoặc là lạm dụng mà có sự chọn lọc trong một số hoạt động để làm phong phú, hiệu quả hơn giờ dạy học. Các video, hình ảnh, âm thanh... được lồng ghép một cách hài hòa trong bài học, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, tăng cường tính tư duy, năng lực vận dụng thực tế. Công nghệ cũng tăng thêm nguồn học liệu cho giáo viên. Ví dụ, trước đây nếu dạy về con bò thì giáo viên phải treo hình con bò lên, chỉ cho học sinh đây là con bò, còn hiện nay dạy về con bò thì thầy cô chỉ cần bật video lên, rất sinh động”, cô Trang cho biết.

Nâng cao toàn din cht lưng giáo dc

Tại TP.HCM, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5) là đơn vị đầu tiên đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy cho học sinh ở cả 3 khối từ năm học 2019-2020, hướng đến phổ cập công nghệ cho học sinh trong trường. Cô Phạm Thị Bé Hiền (Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, trọng tâm của các chương trình đào tạo là trang bị cho học sinh nền tảng về toán cùng với công nghệ AI, kỹ năng lập mô hình toán cho các vấn đề thực tế, kỹ năng lập trình bậc cao, kỹ năng sáng tạo trong việc sử dụng AI như công cụ hỗ trợ trí tuệ cho người dùng.

Bước sang năm thứ 4 đưa AI vào giảng dạy, cô Hiền đánh giá môn học đã thực sự trở thành lợi thế cho học sinh của trường. Qua việc đưa AI vào giảng dạy, nhà trường xây dựng cho học sinh lợi thế thành thạo ở cả 3 ngôn ngữ: tiếng Anh, code máy tính và toán. Học sinh có kinh nghiệm thực tế qua các dự án lập trình AI, câu lạc bộ, phát triển các kỹ năng điều hành, cộng tác, làm việc nhóm, nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề. “Học sinh trở nên mạnh dạn, tự tin, hỗ trợ các em rất nhiều khi bước ra ngoài môi trường phổ thông lên đại học hoặc đi du học”, cô Hiền cho biết.


Gi h thư vin ca hc sinh Trưng THCS Trn Quc Ton (TP.Th Đc)

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (Q.1), chuyển đổi số hiện nay được xem là điều kiện tiên quyết trong lộ trình đổi mới của giáo viên. Mỗi thầy cô đều sử dụng thành thục các kỹ năng tin học cơ bản, nâng cao phục vụ cho việc thiết kế bài học, hoạt động giảng dạy. “Nếu như trước đây sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chỉ xuất hiện ở những giáo viên trẻ thì hiện tại điều này trở thành công việc thường nhật trong hoạt động giảng dạy của mỗi giáo viên, bao gồm cả những giáo viên lớn tuổi. Thầy cô mạnh dạn thiết kế giờ dạy học lồng ghép các trò chơi công nghệ để tạo hứng thú cho học sinh, hay tận dụng công nghệ để biến việc dạy học của mình trở nên nhẹ nhàng, tiết giảm nhiều hoạt động”, cô Bùi Thị Thanh (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ. Nhìn nhận từ chính thực tế trường mình, cô Thanh cho biết chuyển đổi số đã tạo ra sự đột phá, “chuyển mình” trong chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Công nghệ thực sự đã thổi làn gió mới vào hoạt động giảng dạy, hỗ trợ đắc lực đổi mới giáo dục cũng như giúp học sinh thêm hào hứng, vui vẻ khi đến trường. “Còn nhớ năm học trước khi trường học mở cổng trường đón học sinh trong tình hình dịch vẫn còn diễn biến khó lường, rất nhiều học sinh và giáo viên của trường không thể đến trường được. Tuy nhiên, việc dạy và học của trường chưa khi nào phải gián đoạn khi được nhà trường linh hoạt chuyển đổi, đan xen giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thậm chí trong cùng một lớp học, cùng một buổi học nhưng có đến mấy hình thức dạy học: Giáo viên dạy học sinh từ xa; học sinh tiếp cận với giáo viên có cả trực tiếp, gián tiếp... Nếu không có công nghệ, nếu không nhanh chóng chuyển đổi số, chuyển đổi tư duy thì thầy và trò không thể nào kết nối với nhau, giúp việc học ổn định được”, cô Thanh khẳng định.

Nói về chuyển đổi số trong giáo dục, điều mà cô Nguyễn Thị Thu Hằng (Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, TP.Thủ Đức) tâm đắc nhất đó là việc nhà trường đã thực hiện số hóa thành công nguồn học liệu, bài giảng, tài liệu khổng lồ lên thư viện số. Đến thời điểm này, hơn 1.000 đầu học liệu số do giáo viên tự biên soạn và gần 6.000 nguồn tài nguyên liên kết với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM đã được kết nối đến từng lớp học, đến máy tính của từng giáo viên... “Trong từng tiết dạy, giáo viên có thể linh động đổi mới không gian lớp học qua việc tổ chức lớp học tại thư viện hoặc mô phỏng lớp học thành thư viện khi cả thầy và trò cùng truy cập vào nguồn học liệu số, chọn lọc nguồn học liệu phù hợp phục vụ cho mục tiêu của bài học. Đặc biệt, với các bộ môn mới như lịch sử - địa lý, khoa học tự nhiên trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nguồn học liệu số do tổ bộ môn xây dựng đã giúp thầy cô vững tin, chắc tay hơn rất nhiều khi đứng lớp”, cô Hằng phấn khởi cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa