Thứ sáu, 3/12/2021, 14h32

Hạnh phúc trong mỗi giờ dạy học trực tuyến

Khi thy cô đi mi phương pháp ging dy thì... chính thy cô là ngưi hưng li đu tiên. Nếu không t mình “ci trói”, vưt qua nhng rào cn khuôn mu thì nhng gi dy hc trc tuyến không th đt hiu qu cao.


Vi tâm thế sn sàng, thy cô giáo s mang đến nhng gi dy hc trc tuyến hnh phúc (nh minh ha)

Ngưi thy phi to ra điu “phi truyn thng”

Thầy Võ Kim Bảo (giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM) cho rằng đổi mới phương pháp khi dạy học trực tuyến là điều bắt buộc. Bởi khi bối cảnh và môi trường dạy học thay đổi thì việc áp dụng các cách thức và phương pháp dạy học cũ là điều không thể. “Những tiết học bình thường của giờ học trực tuyến buộc phải khác so với các giờ học truyền thống. Để học sinh được trải nghiệm, thích thú, hào hứng trong từng giờ học, không cách nào khác là mỗi giáo viên phải tự mình tạo ra những điều “phi truyền thống””.

Nêu ví dụ về những điều “phi truyền thống”, thầy Bảo cho hay, trong dạy học trực tiếp, khi thực hiện các dự án, hoạt động trải nghiệm, giáo viên sẽ tạo điều kiện để học sinh thảo luận trong những giờ học chính khóa trên lớp. Cạnh đó, học sinh cũng sẽ chủ động gặp nhau làm việc nhóm trong giờ ra chơi, sau giờ học. Tuy nhiên, khi dạy học trực tuyến, để làm các dự án, hoạt động trải nghiệm, học sinh phải hẹn giờ cùng thảo luận qua các ứng dụng họp online. Không chỉ thay đổi các tiêu chí theo hướng tiệm cận hơn, tạo điều kiện giúp học sinh hoàn thành dự án, việc đánh giá quá trình thực hiện dự án của học sinh cũng cần linh hoạt để ghi nhận một cách khách quan nhất sự nỗ lực, cố gắng và những phẩm chất năng lực của các em.

Trong khi đó, ThS. Phạm Lê Thanh (giáo viên môn hóa học Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TP.HCM) lại tạo ra những điều “phi truyền thống” bằng cách biến hóa trong từng giờ dạy học trực tuyến. Giáo viên này nhìn nhận, hóa học là môn học luôn khiến học sinh gặp khó. Khi dạy học trực tiếp, việc thiết kế bài giảng cũng cần phải đổi mới để sinh động, cuốn hút học sinh. Trước rào cản trong tương tác khi dạy học trực tuyến, làm thế nào để học sinh hiểu kiến thức bài học một cách đơn giản, dễ dàng nhất lại càng khó hơn. Từ quan điểm đó, mỗi tiết dạy học trực tuyến môn hóa học khi “qua tay” thầy Thanh đều được biến hóa trở thành những câu chuyện kể gắn liền với cuộc sống xung quanh học sinh. Kiến thức hóa học được truyền tải qua các thước phim hoạt hình, game show, thí nghiệm, video thực tế... Trong đó không quên lồng ghép thêm các bài học giáo dục học sinh, mở ra chân trời kiến thức mới mẻ. “Chỉ bằng cách đưa hóa học vào trong cuộc sống, để hóa học kể câu chuyện của chính đời sống, học sinh mới thực sự cảm thấy thích thú, mới lạ. Khi gắn hóa học vào nghề làm muối, vào ô nhiễm rác thải nhựa, phòng chống cháy nổ..., học sinh vừa dễ hiểu bài học vừa học thêm được nhiều kiến thức đời sống bổ ích, các tiết học trực tuyến trở nên nhẹ nhàng, cả thầy và trò đều vui vẻ”, thầy Thanh cho biết.

“Thy cô đi mi, thy cô hnh phúc”

TS. Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM, chuyên viên tham vấn tâm lý) khẳng định, thách thức của giáo viên trong dạy học trực tuyến là rất lớn và là điều dễ dàng nhận thấy. Thế nhưng, một cách công bằng, dạy học trực tuyến cũng mang lại nhiều điểm sáng cho cả người dạy và người học. Cụ thể như: đa dạng hơn các hoạt động, không giới hạn thời gian, không gian, tạo môi trường giáo dục bình đẳng, mang đến cơ hội lớn hơn cho mọi người... “Rõ ràng, ngay cả khi dạy học trực tuyến với nhiều thách thức nhưng “trong nguy luôn có cơ”. Điều quan trọng là làm thế nào để mỗi giáo viên nhìn ra cơ hội, tận dụng cơ hội để biến mỗi giờ dạy học trực tuyến thành những giờ dạy học hạnh phúc”, bà Thúy cho biết.

KHÓ KHĂN CH NHI GIAI ĐON BAN ĐU

Đó là khẳng định của thầy Võ Kim Bảo (giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM). Theo thầy Bảo: Giờ đây, khi thầy và trò đã dần bắt nhịp với việc học trực tuyến thì các hoạt động học tập cũng cần phong phú, đa dạng hơn. Trong đó chắc chắn là các dự án, các hoạt động trải nghiệm… Khó khăn thì dễ nói và dễ hình dung. Dạy học trực tuyến, chúng ta có thể biến khó khăn thành thuận lợi. Nhất là đối với các dự án, các hoạt động trải nghiệm. Học sinh không phải đi thực tế, không phải khảo sát, hạn chế các trường hợp nguy hiểm. Các sản phẩm có thể tạo ra từ hoạt động học tập trực tuyến lại rất phù hợp với cá tính năng động, sáng tạo của học sinh. Các sản phẩm như thực hiện video, thiết kế poster, inforgraphic… được học sinh rất yêu thích. Những điều mà học sinh chưa thể làm được như cắt ghép phim, chỉnh sửa ảnh, thu âm, lồng tiếng…, các em có thể tự học qua mạng. Qua đó, học sinh được học tập chủ động, toàn diện và quan trọng nhất là rèn được năng lực tự học. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích dạy học hiện đại: Học ở trường học với thầy cô giáo là để có được năng lực tự học về sau.


Khi hc sinh thích thú, các em s hc bng s say mê (nh minh ha)

Chuyên gia này chia sẻ thêm, để có một giờ dạy học trực tuyến hạnh phúc, từ phía giáo viên phải thực sự chuyển đổi, tự vượt qua những rào cản, “cởi trói” những quan niệm khuôn mẫu. Ngoài chuẩn bị bài giảng còn chú trọng giao tiếp với học sinh qua việc tạo không khí tích cực trong giờ dạy học. “Trên hết, thầy cô phải bước vào giờ dạy học trực tuyến bằng tâm thế sẵn sàng, không khiên cưỡng, luôn tôn trọng học sinh. Đặc biệt là xây dựng được nguyên tắc và duy trì kỷ luật tích cực xuyên suốt những giờ học trực tuyến. Các nguyên tắc cần được xây dựng rõ ràng ngay từ đầu năm học, dựa trên sự thống nhất của phụ huynh và học sinh; cho học sinh tham gia vào quá trình xây dựng các nguyên tắc, các em sẽ cam kết thực hiện hơn là áp đặt. Khi đưa ra nguyên tắc giờ dạy học, chính thầy cô phải làm gương”, bà Thúy nhìn nhận.

Từ quá trình đổi mới, ThS. Phạm Lê Thanh hào hứng cho biết bản thân giáo viên lại được “hưởng lợi” đầu tiên. “Khi thay đổi tâm thế, giáo viên sẽ biến những giờ dạy học khô khan thành những giờ dạy học đầy hào hứng. Khi học sinh thích thú, các em sẽ học bằng sự say mê. Đó là chất xúc tác để thầy cô hạnh phúc”, thầy Thanh nói.

Bài, ảnh: Yến Hoa