Thứ năm, 23/2/2023, 11h22

TP.HCM mở rộng nhiều tuyến đường xóa tình trạng kẹt xe

Kt xe luôn là ni ám nh ca ngưi tham gia giao thông, nht là vào nhng gi cao đim, dp l Tết. Đ gii quyết tình trng này, Ban Qun lý d án đu tư xây dng các công trình giao thông TP.HCM đang xây dng, m rng mt s tuyến đưng. D án hoàn thành s góp phn phát huy hiu qu các d án trong khu vc, hoàn thin h thng h tng giao thông TP.


Khi công xây dng, m rng Quc l 50

“Khai thông” ca ngõ

Quốc lộ 50 là tuyến đường huyết mạch nối huyện Bình Chánh (TP.HCM) với huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An). Nhiều năm qua, tuyến đường này đã quá tải, thường xuyên ùn tắc giao thông, nhất là vào các ngày cuối tuần, dịp nghỉ lễ, Tết. Bà Trần Thị Năm (người dân nơi đây) cho biết: “Có thời điểm khu vực này kẹt xe tới 2 tiếng đồng hồ, ô tô, xe máy xếp hàng dài nhích từng chút một khiến người lớn lẫn trẻ em đều mệt mỏi, bơ phờ trên yên xe”.

Ông Nguyễn Vĩnh Ninh - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM - cho biết, từ ngày 27-12-2022 được sự chấp thuận của Sở GTVT TP.HCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP đã chính thức khởi công xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50. Dự án có tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối tiếp giáp ranh tỉnh Long An với tổng chiều dài 6,92km. Trong đó có 4,36km xây dựng mới và 2,56km mở rộng Quốc lộ 50 hiện hữu. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.


Tình trng kt xe trên Quc l 50 vào dp Tết

Hiện nay, dự án xây dựng nút giao thông An Phú (TP.Thủ Đức) cũng đang được thực hiện. Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM - dự án nút giao thông An Phú có tổng mức đầu tư 3.408 tỷ đồng có quy mô mặt cắt ngang phần đường từ 10 đến 12 làn xe, phần hầm 4 làn xe chạy hai chiều, các cầu vượt mỗi nhánh 2 làn xe, xây dựng một nút giao thông khác mức hoàn chỉnh 3 tầng. Dự án giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực nút giao, đặc biệt là trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và tuyến đường Mai Chí Thọ đảm bảo giao thông thông suốt tại khu vực cửa ngõ phía Đông TP và khu vực cảng Cát Lái. Dự án cũng góp phần vào mục tiêu từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực TP.Thủ Đức nói riêng và của TP.HCM nói chung.

Gim ùn tc khu vc sân bay

Dự án xây dựng tuyến đường nối đường Trần Quốc Hoàn với Cộng Hòa kết nối trực tiếp với Nhà ga T3 của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng đang được tất bật thực hiện để phục vụ người dân sớm nhất có thể.

Dự án được phê duyệt với tổng mức đầu tư 4.848 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 2.412 tỷ đồng, chi phí xây lắp 1.500 tỷ đồng cùng các chi phí khác. Dự án có điểm đầu tại vị trí giao đường Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện, điểm cuối tại giao đường C12 - Cộng Hòa - Trường Chinh có tổng chiều dài hơn 4km, mặt cắt ngang 6 làn xe, vận tốc thiết kế 50km/h. Dự án còn các hạng mục chiếu sáng, cây xanh, thoát nước, vỉa hè, hào kỹ thuật… phù hợp với quy mô dự án.


D án xây dng nút giao thông An Phú đm bo giao thông thông sut ti khu vc ca ngõ phía Đông TP và khu vc cng Cát Lái

“Ngoài mục tiêu kết nối trực tiếp với Nhà ga T3, dự án còn tạo ra một tuyến đường mới song hành và giảm tải cho các tuyến đường Cộng Hòa, Trường Chinh hiện hữu, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đặc biệt sau khi Nhà ga T3 với công suất 20 triệu hành khách/năm được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2024”, ông Nguyễn Vĩnh Ninh chia sẻ.

Ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - nhấn mạnh, việc xây dựng hoàn thiện dự án đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa góp phần lớn trong liên kết hạ tầng, giải tỏa ùn tắc cửa ngõ sân bay.

Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong 3 cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất của Việt Nam, đang khai thác một ga quốc tế và một ga quốc nội, trong đó ga quốc nội của sân bay có công suất thiết kế 15 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, lượng hành khách quốc nội hiện nay đang khai thác là hơn 26 triệu hành khách/năm, quá tải hơn 1,7 lần so với công suất thiết kế. Vì vậy, tình trạng ùn tắc trong nhà ga và hệ thống đường giao thông kết nối thường xuyên xảy ra. Dự báo ga quốc nội sẽ quá tải gấp hơn 2 lần vào năm 2024. Giải quyết bất cập đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho khởi công xây dựng Nhà ga T3 từ ngày 24-12-2022 tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động cuối năm 2024.

Khi Nhà ga T3 hoàn thành đưa vào khai thác sẽ giảm bớt tình trạng ùn tắc tại cửa ngõ TP.HCM, ùn tắc tại khu vực nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tăng công suất phục vụ hành khách tại sân bay góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, phục vụ người dân. Việc này còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, an ninh, quốc phòng của TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, các tỉnh phía Nam nói riêng cũng như của cả nước nói chung.

Thúy Kiu