Thứ hai, 22/6/2020, 12h55

Nhà giáo… viết báo

Đây là nhng giáo viên có thi gian dài cng tác vi Báo Giáo dc TP.HCM. Nhân k nim 95 năm Ngày Báo chí Cách mng Vit Nam (21-6-1925/ 21-6-2020), h đã “bt mí” con đưng đến vi… ngh báo.

Lâm Vũ Công Chính (giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM): Mt công vic “trái v, trái mùa”

Giáo viên dù bộn bề với công việc, vẫn luôn muốn tìm tòi cái mới cho mỗi bài giảng. Không chỉ chăm chút cho học sinh qua từng tiết dạy, thầy cô còn quan tâm, lo lắng trước những thay đổi trong giáo dục. Học sinh sẽ thêm tin yêu khi được đón nhận những thông tin quý báu, những nhận định chính xác từ người thầy của mình. Bởi, nghề nào cũng lắm công phu. Dạy học không chỉ đơn thuần là “chuyển giao” tri thức, mà người thầy cần truyền lửa đam mê, đánh thức năng lực sáng tạo, mang hơi thở thời đại đến gần học sinh hơn. Có nhiều người nghĩ giáo viên đi dạy “tối mặt, tối mày” rồi lấy đâu ra thời gian quan tâm, để ý chuyện thiên hạ. Với tôi đọc sách, viết báo nó như là việc chạy bộ giúp tôi rèn giũa tư duy, trau chuốt ngôn từ. Và tất nhiên không phải sáng nào tôi cũng dậy sớm tập thể dục, dù biết việc này có lợi cho sức khỏe. Tôi cho rằng giáo viên cần làm được những gì mà “Gu gồ” không làm được, khi mà mọi thứ đều dễ dàng tìm kiếm trên mạng internet. Thầy cô cần mang đến cho học sinh một sự gợi mở, một nhu cầu học tập và sự tôn trọng nhất định đối với người học. Phải thừa nhận học sinh hiện nay còn lơ là với việc học do các em bị nhiều thứ hấp dẫn chi phối, và có thể còn một nguyên nhân khác là do các em... học nhiều! Lồng ghép kiến thức đời sống không chỉ giúp học sinh có thêm kiến thức, mà còn tạo được sự thăng hoa trong mỗi bài giảng. Để làm được điều này thì thầy cô phải là người dậy sớm để chạy bộ. Dạy học hay viết báo đều mang đến cho tôi nhiều cảm xúc, với những trải nghiệm của bản thân.

Là giáo viên ở bộ môn khoa học tự nhiên (môn toán), tôi cũng không nghĩ mình lại được cộng tác với Báo Giáo dục TP.HCM. Những trăn trở, buồn vui với nghề gửi đến bạn đọc qua các bài viết, để góp thêm một góc nhìn, một tiếng nói của người trong ngành. Nó cũng trở thành câu chuyện của thầy kể với học sinh trong những giờ giải lao, là chất liệu để tôi tiếp tục cho một công việc “trái vụ, trái mùa”. Với vai trò cộng tác viên của tòa soạn, tôi lại được gặp gỡ các anh chị phóng viên nhiệt tình, có dịp làm việc chung để được học hỏi. Vấn đề giáo dục luôn được xã hội quan tâm đặc biệt, mà thầy cô là “sứ giả”, là  chiếc cầu nối để học sinh vững bước.

 

Trn Ngc Tun (giáo viên Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM): “Nghin” viết báo vì t nh thích làm… báo tưng

Cơ duyên đưa tôi đến với việc viết lách là vì từ nhỏ tôi thích làm báo tường. Thuở tôi còn học THCS, làm báo treo trên tường lớp là một hoạt động rất phổ biến và hầu như trường nào cũng có, từ THCS đến THPT, nhất là vào dịp lễ 20-11. Biết tôi có năng khiếu về viết và vẽ, hầu hết giáo viên chủ nhiệm của tôi ở các bậc học này đều giao tôi làm “tổng biên tập” kiêm luôn việc “thiết kế đồ họa”, tuyển chọn tác phẩm… Có năm bài vở của bạn bè eo hẹp, tự mình phải “bao sân”, sáng tác gần một nửa tờ báo tường của lớp. Khó nhất là đặt nhan đề cho tờ báo và viết lời tựa sao cho hay, cho đúng với nội dung bài viết và tranh vẽ của tờ báo. Nhưng mà đam mê dữ lắm. Có lúc thức đến 2, 3 giờ sáng một mình hì hục tô vẽ, cặm cụi viết, cắt dán bài. Nhờ thế mà trưởng thành lên. Sau này, có lúc tôi đi làm biên tập cho một nhà xuất bản, viết trang bìa 4 cho nhiều cuốn sách, được nhiều người khen hay. Nghĩ lại, cũng nhờ tự rèn kỹ năng từ nhỏ…  Từ viết báo tường trong nhà trường mà thèm đến báo giấy, báo in ở bên ngoài. Thời THPT, nghe ai mang danh “nhà báo” là thấy oai lắm, ngưỡng mộ lắm. Tôi thèm được diện kiến. Thấy tên họ trên báo mà thèm ước ao ngày nào mình cũng được như thế! Thế rồi cơ duyên lại đến với tôi lần nữa. Tốt nghiệp cử nhân ngữ văn sư phạm nhưng lại được tiếp xúc với nhiều người, trong đó có những người thầy vừa là giảng sư, vừa được xem là hàng đầu của làng báo chí Việt Nam. Đó là thầy Hoàng Như Mai, thầy Trần Hữu Tá. Chính hai thầy đã khuyến khích tôi viết. Có lúc thầy Tá còn giới thiệu tôi đến làm biên tập ở một tòa soạn. Viết mãi thành quen, lâu ngày thành nghiện. Một tuần lễ mà không viết một hai bài là cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Thoáng chốc mà gần 15 năm vừa làm anh giáo “Thứ” khổ, vừa kiêm luôn văn sĩ “Hộ” nghèo như trong tiểu thuyết “Sống mòn” và truyện ngắn “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao. Ngoài Báo Giáo dục TP.HCM, hiện tôi còn là cộng tác viên cho một số tờ báo khác và viết cho Hội Nhà văn TP.HCM ở mảng nghiên cứu, phê bình văn học… Cái lợi thế của người vừa cầm phấn vừa cầm bút là ở chỗ thấy nhiều vấn đề “trong cuộc” mà nhiều người viết đứng ngoài không thấy. Nhưng cũng rất mạo hiểm vì dễ gây sự hiểu lầm và dễ đụng chạm. Khen thì dĩ nhiên phải có, có nhiều. Nhưng không tiêu biểu bằng góp ý, chê. Nhiều người có ý hạch sách những người hay góp ý người khác. Vì họ cho rằng, nói được thì phải làm được. Nhưng theo tôi, những người làm được thường coi mọi việc trở nên rất bình thường. Còn người viết báo bao giờ cũng xuất phát từ tâm thế “có vấn đề”, “phải viết” vì còn “ý nghĩa đối với nhiều người khác”. Mong ước nho nhỏ của tôi trong Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6) này là mọi người hãy góp thêm tiếng nói xây dựng của mình để cho ngành giáo dục nước nhà ngày một phát triển vững chắc.

Lê Phương Trí (giáo viên Trường TH Đống Đa, Q.4, TP.HCM): Nghip và duyên

Với tôi, nghề giáo là cái nghiệp bởi gia đình tôi có truyền thống dạy học. Tôi là đời thứ ba và hiện nay đã có đời thứ tư theo nghề này. Việc viết báo với tôi là cái duyên. Đến nay, tôi không thể tin rằng tôi đã có mấy trăm bài báo và tin tức đăng trên Báo Giáo dục TP.HCM và cũng cả trăm bài viết đăng trên các báo khác.

Thời trẻ, tôi thích viết lách. Tôi đã có vài bài thơ, bài viết đăng báo. Tôi cũng viết một số vở kịch ngắn để dựng cho các hội diễn văn nghệ ở trường, ở địa phương. Thế rồi, công việc và gia đình bận rộn đã làm tôi quên mất sở thích viết lách của mình. Một ngày, trong lúc trao đổi với các đồng nghiệp trong trường về chuyên môn, tôi nhìn thấy tờ Báo Giáo dục TP.HCM trên bàn. Tối đó, tôi đã viết bài “Giúp học sinh lớp 5 viết đúng chính tả” và gửi cho tòa soạn báo qua đường bưu điện. Khá lâu sau, tôi nhận được cuộc điện thoại từ anh T. ở tòa soạn báo, anh đề nghị tôi email lại bài viết để tiện cho anh sửa chữa. Sau bài viết đầu tiên được đăng, anh T. đã động viên tôi tiếp tục viết bài cho báo. Có thể nói, chính anh đã bắt nhịp cầu duyên cho việc viết báo của tôi. Vậy là kể từ đó, tôi viết báo thường xuyên để chia sẻ những kinh nghiệm trong giảng dạy, những bài học trong việc giáo dục thế hệ trẻ và viết về những mặt tích cực, thậm chí tiêu cực trong ngành… Tôi nhớ khi bài “Đặt chữ tâm trong từng tiết dạy” của tôi vừa đăng. Bạn bè tôi đã gọi điện, nhắn tin khen hay. Sau đó, qua lời bạn bè, đồng nghiệp, tôi được biết bài báo ấy đã được đem ra bàn luận trong một số cuộc họp chuyên môn của vài phòng GD-ĐT quận/huyện và có sự đồng thuận cao với ý kiến của tôi trong bài báo: “Nhiều thầy cô dạy trường làng ngày xưa, không hề có trình độ sư phạm cử nhân như giáo viên ngày nay nhưng vẫn đào tạo được những lứa học trò xuất sắc bởi cái tâm của các thầy cô ấy bằng ba cái tài”. Tôi thật sự hạnh phúc vì tìm được sự đồng cảm qua bài viết của mình... Từ việc viết báo, tôi đã tự tin hơn trong việc viết lách của mình. Tôi đã mạnh dạn viết sách để giáo dục học sinh về văn hóa giao thông, về kỹ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm. Hiện nay, tôi còn tham gia viết sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Với việc viết báo, tôi không dám mơ được như cụ Đồ Chiểu: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” nhưng tôi biết chắc rằng, tôi sẽ không bao giờ bẻ cong ngòi bút để viết sai sự thật nhằm đem đến quyền lợi cho cá nhân hay vì lợi ích của ai đó. Ở tuổi được xếp vào U60, tôi luôn mong ước mình có nhiều sức khỏe để có thể song hành với cái nghiệp dạy học và cái duyên viết báo cho đến cuối cuộc đời này.