Thứ tư, 21/9/2022, 10h40

Cafe sách - Đổi mới không gian học tập, trải nghiệm

Mi th hai đu tun, hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cu (huyn Hóc Môn) li háo hc ch đến gi ra chơi đ đưc tham gia chương trình “Cafe sách”.


Không gian Cafe sách thu hút hc sinh đến hc bài, đc sách

Trải nghiệm mới mẻ này lần đầu tiên được Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu triển khai trong năm học 2022-2023, nhằm phát triển hơn nữa phong trào đọc sách của học sinh nhà trường, tạo môi trường để học sinh được học tập, hướng nghiệp, khởi nghiệp theo đúng yêu cầu, mục đích của Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT.

Quán cafe ca hc sinh ngay trên ban công trưng

Nằm ở khu vực lầu 1, không gian Cafe sách được tận dụng từ ban công trường, thiết kế bắt mắt với hàng chong chóng, các dãy bàn nhỏ xinh, 2 kệ sách và 2 tủ sách với hơn 1.500 đầu sách. Khu vực pha chế nhỏ nhắn. Thảm cỏ xanh được trải trong khuôn viên cùng những cây cảnh nhỏ tạo không gian xanh mát.

Thành lập từ đầu năm học này, Câu lạc bộ (CLB) Cafe sách Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu với 20 thành viên nòng cốt và hàng chục cộng tác viên. Dù chỉ mới đi vào hoạt động trong vài tuần nay song hoạt động CLB đã thổi làn gió mới mẻ vào phong trào đọc sách và các hoạt động trải nghiệm cho học sinh...

“CLB gồm 2 hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến sách và kinh doanh. Trong đó, ở hoạt động kinh doanh thì mỗi tuần 1 lần CLB sẽ bán các thức uống phục vụ học sinh trong trường vào giờ ra chơi đầu tiên sáng thứ hai. Với hoạt động đọc sách thì đây là không gian mở nên sẽ phục vụ học sinh suốt các buổi trong tuần”, cô Trương Võ Ngọc Châu - giáo viên ngữ văn, hỗ trợ CLB chia sẻ.

Cô Châu cho biết thêm, sở dĩ năm nay CLB sách và cafe được nhà trường thành lập là với mong muốn đổi mới, đẩy mạnh phong trào đọc sách trong nhà trường, tạo không gian đọc sách lan tỏa khắp toàn trường... “Trước đây, phong trào đọc sách dù đã được phát triển trong học sinh song mới chỉ nhỏ lẻ, chưa thực sự thu hút. Với việc lồng ghép hoạt động kinh doanh vào phong trào đọc sách sẽ khiến các em tò mò, thích thú nhưng từ đó sẽ biết đến không gian đọc sách và đến với sách nhiều hơn”.

Từ số vốn 800 ngàn đồng ban đầu do nhà trường hỗ trợ, CLB cân đối, vừa kinh doanh và đầu tư, trang trí không gian Cafe sách, vừa phát triển mô hình. Các thành viên trong CLB cùng nhau đóng kệ sách, trang trí không gian. Mỗi tuần, CLB sẽ trích ra tối đa 300 ngàn đồng để làm vốn kinh doanh, lên thực đơn một món nước và bánh để bán trong buổi sáng thứ hai.

Bùi Thị Thanh Vy (học sinh lớp 11B3, chủ nhiệm CLB) cho biết, CLB gồm 3 ban: Ban kinh doanh, Ban truyền thông và Ban sách. Mỗi tuần, trước ngày mở bán 5 ngày, Ban truyền thông sẽ có nhiệm vụ giới thiệu thực đơn trên Fanpage để thu hút học sinh trong trường. Ban sách sẽ thiết kế các hoạt động về sách gắn với hoạt động cafe để phát triển mạnh mẽ phong trào đọc sách trong trường. Ban kinh doanh sẽ phải tính toán chi tiêu sao cho thực đơn đồ ăn, uống vừa gần gũi hợp thị hiếu của học sinh song đảm bảo an toàn, không vượt quá số vốn bỏ ra ban đầu...

“Ngay khi sau khi ra mắt, mô hình đã nhận được hưởng ứng rất tích cực của học sinh trong trường. Rất nhiều phản hồi thích thú đã gửi về Fanpage của CLB, không chỉ “đặt hàng” các món đồ ăn, thức uống mà còn là góp ý, chia sẻ cho hoạt động CLB. Điều đặc biệt, mô hình CLB hoạt động không giới hạn thành viên mà với mong muốn bất kỳ bạn nào trong trường cũng có thể được trải nghiệm khởi nghiệp, kinh doanh nên trong mỗi tuần, học sinh nào trong trường có nhu cầu tham gia kinh doanh sẽ đăng ký lên trang Fanpage để được đồng hành cùng hoạt động kinh doanh của CLB”, Thanh Vy phấn khởi.

Bạn cho biết thêm, trong tuần đầu tiên với món trà đào, CLB chỉ lời được 50 ngàn đồng, sang tuần thứ 2 với món bánh flan, trà sữa, số tiền lời đã lên đến hơn 200 ngàn đồng. Toàn bộ số tiền lời được CLB đưa trở lại đầu tư, mua sách, trang trí không gian, đổi mới hoạt động nhằm thu hút hơn nữa học sinh đến với sách.

“Dù mục tiêu CLB không đặt nặng kinh doanh song khi kinh doanh, sợ nhất là các bạn không hưởng ứng, dẫn đến “đổ nợ”. Do vậy, khi chọn món, CLB luôn chọn các món phù hợp với lứa tuổi học sinh, có chiến lược kinh doanh như khuyến mãi mua 2 tặng 1, giảm giá, tặng thẻ tích quà cho lần sau để đổi lấy sách, kẹo... Mỗi lần tổ chức, các bạn đến rất đông và sau mỗi lần như vậy số thành viên tham gia CLB càng nhiều hơn, bạn nào cũng mong muốn thử sức kinh doanh và đến gần với sách...”, Thanh Vy hào hứng.

Đi mi không gian hc tp, tri nghim

Xây dựng mô hình CLB Cafe sách, đại diện Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu cho biết, kinh doanh không phải là mục đích cuối cùng mà CLB hướng tới. Điều quan trọng nhất là qua CLB tạo ra một môi trường thực tế để học sinh được thử sức với lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp, trang bị cho các em tư duy khởi nghiệp, quản lý chi tiêu, quản lý thời gian một cách hiệu quả.

“Trong Chương trình GDPT 2018, bậc THPT được xác định là giai đoạn định hướng nghề nghiệp, có trang bị cho học sinh các kỹ năng về khởi nghiệp. Do vậy, việc tạo môi trường thực tế để học sinh được trải nghiệm kinh doanh là hết sức cần thiết, qua đó giúp các em sớm hình dung về việc kinh doanh, khởi nghiệp thì thế nào, có những rủi ro ra sao và bạn nào sẽ thực sự thích hợp. Trên hết, không gian Cafe sách được tận dụng từ chính không gian trong nhà trường, lồng ghép các hoạt động về sách, hướng tới việc làm mới không gian học tập, tạo sự thích thú cho học sinh khi đến trường, từng bước xây dựng trường học hạnh phúc...”, cô Nguyễn Thị Ánh Mai - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu chia sẻ.

Khi tham gia vào CLB, Bùi Thị Thanh Vy cho biết, bạn càng có mong muốn sau này sẽ khởi nghiệp mô hình cafe và bánh. “Hoạt động kinh doanh trong CLB sẽ trang bị cho em rất nhiều kỹ năng cần thiết cho mong muốn khởi nghiệp sau này, như quan sát thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng, cân đối thu chi”.

Trên thực tế, dù chỉ mới khởi động song không gian Cafe sách đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều học sinh trong trường đọc sách, ôn bài, thư giãn sau giờ học.

“Không gian Cafe sách mới mẻ, thoáng mát, lại có rất nhiều sách hay nên khá thu hút em và bạn bè trong lớp. Nhiều khi trống tiết hoặc và các giờ ra chơi chúng em cũng ra đây ngồi đọc sách, làm bài tập”, Phạm Trần Bảo Nhi (lớp 10C09) chia sẻ.

Đặc biệt, không chỉ là không gian đọc sách, từ một không gian không có gì đặc sắc, khi được “hô biến” thành Cafe sách -  nơi đây đã trở thành không gian chung của học sinh toàn trường, là nơi xuất phát cho nhiều hoạt động giáo dục như khu vực triển lãm, đổi mới hoạt động môn học, mở rộng không gian lớp học, khiến giờ học sinh động hơn...

“Ở môn ngữ văn, trong tiết đọc sách, thay vì tổ chức trong lớp học hoặc thư viện, tôi đưa học sinh ra không gian Cafe sách để các em lựa chọn cuốn sách mình thích, đọc và chia sẻ với các bạn trong lớp. Khi thực hiện các tiết học dự án, nơi đây sẽ giúp tiết học thú vị hơn, sản phẩm của các em cũng sẽ được trưng bày tại đây để các bạn lớp khác tham khảo, học hỏi...”, cô Trương Võ Ngọc Châu hào hứng cho biết.

Đ Khương Yến