Thứ bảy, 15/2/2020, 20h05

Dạy học lịch sử như một khoa học

Va qua, ti bui chia s vi ch đ “Ngưi dy và hc s cùng thay đi”, bà Bùi Trân Phưng (Ch tch NES Education vi d án TEACH - Cùng giáo viên thay đi) đã nhc đi nhc li nhiu ln rng “hãy coi vic dy hc như là mt khoa hc, dy s cũng là mt khoa hc, tc là giáo viên dy nhng hiu biết v khoa hc”, còn vic hc sinh hc s đ yêu nưc thì chưa phù hp.

Hc sinh Trưng THPT Hip Bình (Q.Th Đc, TP.HCM) trong gi hc môn lch s (nh mang tính cht minh ha).  Ảnh: Y.Hoa

Bởi lẽ, khi người học có những hiểu biết nhất định về lịch sử thì việc yêu/ghét, tự hào/tự ti hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc và tinh thần của người học. Chỉ khi nào người học có nhiều cảm xúc về môn học thì điều đó có nghĩa là các em ham học hoặc rất quan tâm đến nó. Khi đó việc dạy xem như là đạt mục tiêu. “Mục tiêu của dạy học và dạy môn sử trong trường phổ thông không phải là chạy theo công nghệ hay chạy theo nước ngoài vì họ đã dạy, đã làm rồi mà chỉ cần làm tốt mục tiêu giáo dục của chính mình”, bà Phượng nói thêm. Điều đó được hiểu là việc dạy học lịch sử trong trường học phải hoàn thành mục tiêu cung cấp kiến thức khoa học môn sử, dạy kỹ năng phản biện/nghi ngờ đối tượng (mà đối tượng ở đây là con người và sự kiện đã đi qua, chính người viết sách cũng chưa chắc rằng những gì họ viết đã đúng và tổng quát) để đi tìm khía cạnh đầy đủ hơn.

Đồng hành với bà Phượng trong buổi chia sẻ là thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên dạy sử có nhiều dự án sáng tạo được học sinh gọi là “người đánh thức” môn sử tại TP.HCM. Ông Du nêu lên một loạt hiện trạng của việc dạy và học môn sử tại trường học hiện nay. Về phía giáo viên, đó là phải dạy theo chương trình, không có đủ thời gian đào sâu dẫn đến khái quát kiến thức từ sách giáo khoa, điều đó là hệ quả của khung chương trình có sẵn mà ngành giáo dục đặt ra theo phân phối chương trình. Và để hoàn thành đúng tiến độ bài dạy thì giáo viên chỉ dạy “sơ sơ”, còn học sinh ghi chép. Phương pháp cũng như hình thức dạy đó khiến cho giáo viên không có thời gian để làm việc đáng phải làm là “truyền cảm hứng” cho học sinh. Cuối cùng việc kiểm tra đánh giá chỉ là xem học sinh nhớ về kiến thức đã học đạt mức độ như thế nào. Từ phương pháp dạy đó, học sinh trở nên chán môn sử là điều dễ hiểu. Ông Du nói rằng: “Có những buổi dạy giáo viên chỉ cố gắng nói cho xong tiết, dạy những điều mà đến thầy cô còn thấy không thấy hứng thú, còn thấy chán thì không thể đòi hỏi học sinh nghe và tiếp thu. Chúng ta đang làm công việc của một “thợ dạy” chứ chưa phải là người thầy truyền cảm hứng”. Ông chia sẻ rằng có nhiều học sinh học các môn xã hội để xét tuyển ĐH nhưng rất ngán môn sử “miễn sao để không để bị điểm liệt”, đồng thời có nhiều học sinh thích môn sử nhưng cha mẹ lại la rầy “sao không học các môn khác mà học sử, có làm nên cơm cháo gì không?”… Nhiều giáo viên dạy sử cũng như giáo viên các môn học khác rất đồng tình với ý kiến này. Em Minh Hậu (sinh viên năm 3 Khoa Quan hệ quốc tế, Trường KHXH &NV TP.HCM) cho rằng giáo viên cần thoát khỏi sách giáo khoa và tìm cách truyền cảm hứng để học sinh có nhu cầu tự học. Trong khi đó, bà Đoàn Minh Hồng (giáo viên Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) lại cho rằng người học cần đặt những vấn đề hiện trạng của chính bản thân trong quá trình học tập để cùng thầy cô giải quyết và người dạy cũng cần có nhận thức khác mới hơn về người học, không thể dùng lối dạy và phương pháp của thời kỳ trước áp dụng hoàn toàn cho thế hệ học sinh hiện nay. Và bà Hồng đề xuất là cần dạy kỹ năng học sử cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em xử lý tư liệu và thầy cô can đảm sử dụng phương pháp dạy “ngược” - tức là các em hãy mang đến lớp những tài liệu trái ngược sách giáo khoa để thầy trò cùng nhau thảo luận.

Đúc kết lại, bà Bùi Trân Phượng nhấn mạnh rằng, khi đã có người dạy và người học coi môn sử tại trường phổ thông là một khoa học rồi thì cần phải có sự hiểu biết đa ngành và liên ngành, không chỉ dạy sử của một quốc gia riêng lẻ mà học sử có liên hệ tính toàn cầu vì các sự kiện đều có mối liên hệ quốc tế.

Nguyn Minh Thanh
(giáo viên Trưng THCS Hưng Long,
huy
n Bình Chánh, TP.HCM)