Thứ sáu, 13/5/2022, 09h55

Giáo viên hướng nghiệp còn thiếu và yếu

Thc trng này đưc ông Bùi Văn Linh (Giám đc Trung tâm H tr đào to và Cung ng ngun nhân lc, B GD-ĐT) nêu ra ti bui làm vic vi S GD-ĐT TP.HCM mi đây.


Hi
n TP.HCM rt cn ngun lc giáo viên ngoi ng nưc ngoài (nh minh ha)

Nhà trưng chưa t tin đ giáo viên tng nghip

Ông Lê Duy Tân (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM) thừa nhận, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT cho phép giao cho giáo viên của trường hỗ trợ công tác hướng nghiệp nếu đáp ứng được. Tuy nhiên, một số trường khi triển khai thì chưa tự tin đối với nội dung này. “Nếu có thể phối hợp đào tạo bồi dưỡng giáo viên về nội dung hướng nghiệp sẽ giúp giáo viên tự tin hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chương trình”, ông Tân bày tỏ.

Về nội dung giáo dục hướng nghiệp, ông Bùi Văn Linh (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện tại các cơ sở giáo dục “mới chỉ bận rộn” đến công tác chuyên môn. Còn thời gian, trí tuệ, tiền của, sự quan tâm để xây dựng các nội dung số cho đào tạo giáo viên hướng nghiệp ở bất cứ tỉnh/thành nào hiện nay đều khan hiếm cũng như không có đội ngũ chuyên gia hướng nghiệp tốt. Việc dạy về tài chính, kinh tế, pháp luật trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung rất rõ ràng nhưng giáo viên thì chưa được đào tạo bài bản. Trong lúc chờ đội ngũ giáo viên mới đáp ứng các yêu cầu của chương trình thì phải đào tạo giáo viên cũ đủ điều kiện trước mắt với nhu cầu và nội dung chuyên môn. “Giáo viên hướng nghiệp hiện nay rất… lung tung. Hiện Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực đang triển khai dự án Tổng đài tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp việc làm, tư vấn tâm lý tự động. Trung tâm sẽ điều phối hỗ trợ các Sở GD-ĐT trong việc đào tạo giáo viên tư vấn, trong đó có giáo viên hướng nghiệp. Ngoài ra, trung tâm sẽ nhận nhiệm vụ cụ thể của Sở GD-ĐT, đặt hàng với các trường ĐH. Đồng thời cùng với Sở GD-ĐT thẩm định nội dung, giám sát quá trình triển khai, cụ thể hóa chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý, năng lực giáo viên”, ông Linh thông tin.

Gp khó trong đào to nghip v sư phm cho giáo viên nưc ngoài

Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) thông tin, hiện TP.HCM có cả ngàn trung tâm ngoại ngữ, tin học cùng các chi nhánh. Lực lượng giáo viên tại các trung tâm này cũng vào các cơ sở giáo dục công lập hỗ trợ giảng dạy, giao tiếp, tăng cường tiếng Anh cho học sinh. Nhờ lực lượng này, trong đó có giáo viên nước ngoài đã góp phần làm chất lượng đào tạo tiếng Anh tại TP.HCM nhiều năm qua đạt hiệu quả cao. “Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều trung tâm, chi nhánh phải đóng cửa. Lực lượng giáo viên bản ngữ về nước, khó giữ chân lực lượng này ở lại thành phố. Hiện các trung tâm đang có kế hoạch tiếp nhận lại nguồn nhân lực nước ngoài song khó khăn là phải trang bị cho họ năng lực sư phạm, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu giảng dạy”, ông Hiếu chia sẻ.

Ông Tống Phước Lộc (Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, đối với giáo viên nước ngoài, đặc biệt là hiệu trưởng trường có yếu tố nước ngoài, theo quy định phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mới được công nhận hiệu trưởng. “Các trường quốc tế đang vướng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nếu không có hiệu trưởng thì Sở GD-ĐT sẽ không cấp chỉ tiêu tuyển sinh. Ngoài ra, các môn ngoại ngữ 2 như tiếng Hàn, tiếng Đức để thực hiện chương trình mới thì Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chưa tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được vì chưa có mã ngành đào tạo của 2 thứ tiếng này”, ông Lộc nêu.


Theo ông Bùi Văn Linh (Giám đ
c Trung tâm H tr đào to và Cung ng ngun nhân lc, B GD-ĐT), giáo viên hưng nghip hin nay rt… thiếu chuyên nghip (nh minh ha)

Bổ sung thêm, bà Lâm Hồng Lãm Thúy (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) chia sẻ, bên cạnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, TP.HCM còn đang thực hiện nhiều chương trình giảng dạy tiếng Anh đặc thù như tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp, do đó cần nguồn lực giáo viên nước ngoài lớn. Nguồn giáo viên nước ngoài hiện tại đều do các trung tâm ngoại ngữ tự tuyển dụng. Bà Thúy cho rằng, nếu có thêm một đầu mối trung tâm hỗ trợ cung ứng nguồn nhân lực này cho thành phố thì sẽ giúp nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ, từ đó chất lượng đào tạo được đồng bộ hơn.

Đối với vấn đề bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng nước ngoài, ông Bùi Văn Linh thông tin, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực đã làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Hai trường này sẽ nhận trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm bằng tiếng Anh. Trung tâm sẽ cùng với Cục Nhà giáo trình Bộ GD-ĐT phê duyệt, triển khai.

Được biết, sau buổi làm việc này, tới đây Sở GD-ĐT TP.HCM và Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực sẽ ký kết chương trình hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nhiều lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thành phố…

Bài, ảnh: Đ Yến