Thứ bảy, 1/1/2022, 13h11

Khắc phục tính “cả thèm chóng chán” của trẻ

Không phi t nhiên mà tr li chán nn vi bt c vic gì, các bc làm cha m hãy xem li cách nhìn nhn và giáo dc ca mình đã phù hp vi con tr hay chưa?


Khc phc tính “c thèm chóng chán” ca tr là vic làm rt quan trng ca các bc ph huynh (nh mang tính minh ha). Ảnh: IT

Ý thức rõ việc học quan trọng đối với tương lai của trẻ, nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền bạc và công sức cho con, nhưng đôi khi chính cha mẹ cũng phải thất vọng bởi tính háo hức nhất thời, nửa vời của trẻ: học nhạc được ba tháng thì sao nhãng, học võ được sáu tháng trẻ chán, thay đổi gia sư mấy bận nhưng cũng không có dấu hiệu tiến bộ… Nhiều trẻ là sản phẩm thúc ép của cha mẹ cũng sớm tạo được thành quả như học sinh giỏi liên tục năm năm tiểu học, thi năng khiếu được giải cấp quận, cấp thành phố... nhưng lên đến cấp hai thì trở chứng: bỏ bê việc học, đạt kết quả không như mong đợi trong sự hẫng hụt và bàng hoàng của cha mẹ - họ không ngờ con mình lại “cả thèm chóng chán” như thế!

Với mong muốn con mình sẽ giỏi hơn người, sẽ thành những tài năng tỏa sáng, nhiều cha mẹ ép con đi học quá sớm, quá nhiều để gánh lấy kỳ vọng của cả gia tộc. Vì thế, trẻ phải học đủ các lớp từ chính khóa đến ngoại khóa và cả những lớp năng khiếu. Ngay cả thời điểm dịch bệnh này, không ít trẻ phải chạy sô 3 - 4 khóa học thêm mỗi ngày, khiến trẻ mất hết thời gian vui chơi chạy nhảy và cạn kiệt sức lực thể chất lẫn tinh thần. Không phải tự nhiên mà trẻ lại chán nản với bất cứ việc gì, các bậc làm cha mẹ hãy xem lại cách nhìn nhận và giáo dục của mình đã phù hợp với con trẻ hay chưa.

Lng nghe tâm tư, nguyn vng ca con

Dù mới ở tuổi tiểu học, có trẻ đã biết mô tả áp lực chuyện học căng thẳng như sau: “Con thấy mình chẳng có gì sướng cả, suốt ngày chúi mũi vào học mà không có chút thời gian chơi, 10 giờ đêm mới đi ngủ mà sáng ra là quên hết trơn những nội dung vừa học tối qua”. Hay tâm sự của một bé lớp 3: “Là trẻ con có gì đâu mà sướng, bị mắng chửi, bị ép học, lúc nào cũng hết ăn đến học. Cô ơi, con ước mình được là người lớn để khỏi phải đi học, thích gì làm đó!”.

Trẻ nhỏ là độ tuổi còn phụ thuộc nhiều vào quyền lực và sự kiểm soát của cha mẹ nên trẻ phải ấm ức “chấp nhận” tuân phục theo sự sắp đặt, ép buộc của cha mẹ. Càng lớn, trẻ càng ý thức rõ việc học của mình chịu quá nhiều áp lực từ phía nhiều phía, nhất là từ gia đình, không xuất phát từ ý thức và động cơ mong muốn tiến bộ của bản thân, trẻ không tìm thấy niềm vui trong việc học nên luôn tìm cách đối phó hoặc né tránh và từ đó học hành sa sút. Một nguyên nhân khác: trẻ đang trong độ tuổi hoàn thiện nhân cách mà bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức mang tính “hàn lâm”, nặng lý thuyết nhưng thiếu thực hành, rèn luyện phương pháp tư duy, cách tự học, kỹ năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức… nên càng lên cao trẻ càng gặp nhiều khó khăn. Trẻ học tập mà không xuất phát từ hứng thú và nhu cầu của bản thân, lại gặp nhiều vướng mắc tâm lý khó giải bày khiến chúng có xu hướng chán nản hầu hết những điều chúng gặp phải. Trẻ thường không hứng thú hành động khi chưa thấu hiều điều mình làm vì mục đích gì. Do đó, cha mẹ nên đồng hành với con để giúp chúng biết các mục tiêu cụ thể mà chúng cần đạt được trong suốt chặng đường. Sự hiểu biết đầy đủ, sẽ định hướng để trẻ hành động hiệu quả hơn sẽ tạo động lực để trẻ vượt qua tính nửa vời của mình.


nh mang tính minh ha. Ảnh: I.T

Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho con hoặc khích lệ trẻ hành động theo hứng thú của bản thân là việc làm cần thiết để giúp trẻ bộc lộ tài năng và sự sáng tạo. Nhưng để làm được điều này phải dựa trên khả năng thực tế của trẻ chứ không phải cha mẹ cứ mong muốn là được. Khi cha mẹ xuất phát từ những vốn có của trẻ, đầu tư đúng sở trường của chúng, chính đứa con sẽ cảm nhận được việc học là niềm vui, khát khao khám phá và sẽ không còn biểu hiện “cả thèm chóng chán”.

Phi kết hp vi rèn k năng sng và giáo dc giá tr

Tr thưng không hng thú hành đng khi chưa thu hiu điu mình làm vì mc đích gì. Do đó, cha m nên đng hành vi con đ giúp chúng biết các mc tiêu c th mà chúng cn đt đưc trong sut chng đưng. S hiu biết đy đ, s đnh hưng đ tr hành đng hiu qu hơn s to đng lc đ tr vưt qua tính na vi ca mình.

Trẻ háo hức khám phá cái mới khi có kỹ năng và gặt hái những giá trị sống. Phát triển trí tuệ cho trẻ phải song hành với phát triển đạo đức và rèn kỹ năng trong nhân cách trẻ, đó là yêu cầu quan trọng trong giáo dục con trẻ. Bởi thực tế, có nhiều trẻ học giỏi nhưng “lập dị”, tính tình kỳ cục, khó hòa nhập với bạn bè và người xung quanh, thậm chí tự mãn coi thường người khác, quan niệm “chỉ cần học giỏi chớ không cần bạn bè”, sống ích kỷ và ít biết quan tâm chia sẻ, lấy việc học giỏi của mình để gây trở ngại và áp lực với cha mẹ mỗi khi muốn đòi hỏi điều gì... Điều này không tạo được động lực lâu dài, nên trẻ cũng mất dần hứng thú không chỉ trong việc học tập mà còn các hoạt động khác.

Học tập là việc suốt đời của trẻ. Do đó, để trẻ hứng thú và xác định đó là nhiệm vụ trung tâm thì bên cạnh việc phát triển trí tuệ của con mình, cha mẹ hãy quan tâm giáo dục các phẩm chất nhân cách cho trẻ, như hình thành ý thức tự giác, thái độ tích cực với việc học, có trách nhiệm với bản thân, ý chí vượt khó, tính mục tiêu, các giá trị đạo đức và những kỹ năng sống cần thiết để giúp trẻ đủ niềm tin và sức mạnh đối đầu với những áp lực khi bước vào các bậc học cao hơn. Như vậy, trẻ mới dần chủ động khắc phục được tính “cả thèm chóng chán” của mình và con đường học vấn của trẻ như thế mới vững vàng, hanh thông.

Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý hc)