Thứ năm, 15/9/2022, 13h33

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 giữ ổn định như 2022

Tun qua, B GD-ĐT đã t chc Hi ngh tng kết năm hc 2021-2022, trin khai nhim v năm hc 2022-2023 đi vi công tác thi và qun lý cht lưng khi s GD-ĐT; trong đó có thông tin k thi tt nghip THPT năm 2023 s đưc t chc theo hưng gi n đnh v cơ bn như năm 2022.


Giám th kim tra vt dng ca thí sinh trưc khi vào phòng thi ti k thi tt nghip THPT năm 2022

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, mong mỏi của xã hội là mỗi năm nhìn thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT có sự gia tăng về chất lượng, đổi mới về cách thức. Bộ GD-ĐT ý thức rất rõ điều này nên luôn coi công tác tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm là một trong những công việc quan trọng.

Tăng cưng ng dng công ngh, chuyn đi s

Theo báo cáo tổng kết tại hội nghị, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cơ bản giữ ổn định về phương thức như năm 2021. Năm 2022 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức đăng ký dự thi trực tuyến; có tới 93,12% thí sinh lựa chọn hình thức đăng ký này trong hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Hệ thống quản lý thi hoạt động ổn định, việc đăng ký dự thi của thí sinh diễn ra cơ bản thuận lợi, đảm bảo số liệu thi chính xác, tin cậy. Có 98,75% thí sinh đăng ký đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trên cả nước, 2.243 điểm thi với 42.293 phòng thi được đặt tại địa phương nơi thí sinh theo học đã giúp các em không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn ở, tạo tâm thế tự tin, bình tĩnh, đồng thời không gây áp lực về giao thông tại các thành phố lớn. Công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi từ Trung ương tới các địa phương được triển khai đồng bộ, trách nhiệm, hiệu quả với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đã nhận được sự đồng thuận của các cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân cả nước. Công tác đề thi được thực hiện nghiêm túc, an toàn, bảo mật. Đề thi cơ bản đáp ứng mục đích, yêu cầu tổ chức thi. Theo đánh giá của thí sinh, giáo viên và dư luận xã hội, đề thi các môn nằm trong chương trình THPT, có sự phân hóa phù hợp; bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Việc tổ chức coi thi tại tất cả các điểm thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực và cơ bản đáp ứng đúng kế hoạch đề ra. Ban chỉ đạo thi các cấp đã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tổ chức coi thi tại các điểm thi; kịp thời phát hiện, nhắc nhở và hỗ trợ khắc phục những hạn chế, thiếu sót để tăng kỷ luật trường thi. Một số thiếu sót của cán bộ làm công tác coi thi được khắc phục kịp thời, đảm bảo tổ chức thi an toàn, nghiêm túc. Các hành vi vi phạm quy chế của thí sinh đã được kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng quy định. Công tác chấm thi, phúc khảo thực hiện đúng tiến độ. Các hội đồng thi đã thực hiện nghiêm túc quy trình đối sánh dữ liệu điểm thi, công bố kết quả thi và triển khai xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh đúng quy chế.

Tuy nhiên, một số địa phương thực hiện chưa thật chặt chẽ việc bố trí cách ly 3 vòng độc lập khu vực in sao đề thi, nhất là tại các địa phương thuê các tầng của khách sạn làm địa điểm in sao đề thi. Một số giáo viên ở một vài địa phương còn hạn chế về nghiệp vụ tổ chức thi dẫn đến thiếu linh hoạt trong xử lý tình huống.

Xây dng, hoàn thin quy chế thi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dc

Báo cáo tổng kết cho biết, trong năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp; xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định như năm 2022; từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học. Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thi các cấp. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực; bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi.

Đã d kiến mt vài phương án thi t năm 2025

Về những thay đổi của kỳ thi từ năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia; tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng; do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, cho nên cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt được các mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Kỳ thi nghiêm túc, công bằng, an toàn, phù hợp thực tế công tác giáo dục phổ thông trong bối cảnh bị ảnh hưởng sâu sắc của dịch bệnh. Dịch bệnh được kiểm soát tốt cũng tạo cơ hội, điều kiện cho kỳ thi được tổ chức trong 1 đợt. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao khâu chuẩn bị cũng như công tác phối hợp trong suốt quá trình triển khai. Quy chế thi, thời gian thi, cách thức tổ chức kỳ thi cơ bản giữ như các năm trước. Tuy nhiên, kỳ thi đã từng bước hướng đến đổi mới với mục tiêu định hướng cho người học phát triển năng lực, phẩm chất và sự sáng tạo. Đổi mới dễ nhận thấy nhất là ở phương diện công nghệ, kỹ thuật và chuyển đổi số, học sinh được đăng ký dự thi trực tuyến. Công tác ra đề ở một số môn có bước đổi mới, từ đội ngũ nhân lực làm đề thi, đến các yêu cầu của đề thi. Đặc biệt, ở hai môn ngữ văn và lịch sử có một số điều chỉnh theo hướng phát huy sự sáng tạo ở thí sinh hơn.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, năm 2023 và năm 2024, quan điểm của Bộ GD-ĐT và hội nghị là thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng. Song song đó, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Vit Ngân