Thứ bảy, 21/11/2020, 12h42

Năng lực ngôn ngữ nhà giáo trong thời 4.0

Như chúng ta đu biết, đi vi nhà giáo mi cp hc, năng lc dy hc bao gm 3 nhóm chính là: năng lc chun b, năng lc thc hin và năng lc đánh giá. Trong đó, mt trong các yếu t cơ bn ca nhóm năng lc thc hin, th hin qua quá trình ging dy và giáo dc, đóng vai trò quan trng hàng đu chính là năng lc ngôn ng ca nhà giáo.


Theo tác gi, nhà giáo phi t mình rèn luyn bn b, liên tc v năng lc ngôn ng. Trong nh: Mt tiết hc ca hc sinh THCS. Ảnh: Y.Hoa

Năng lc ngôn ng ca nhà giáo

Năng lực ngôn ngữ nói chung là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ, tình cảm của mình bằng lời nói, phối hợp với các yếu tố khác như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Đối với nhà giáo, năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng cốt yếu. Nó là công cụ sống còn đảm bảo cho nhà giáo thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình, với các yêu cầu về nội dung ngôn ngữ phải chính xác cùng hình thức ngôn ngữ phải giản dị, sinh động.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học từ việc dạy học với giáo án điện tử, dạy học bằng trình chiếu trên màn hình (PowerPoint), sử dụng những thiết bị công nghệ dạy học hiện đại mới như bảng điện tử, sách giáo khoa điện tử… đã đem lại những tiện ích rõ rệt, làm tăng thêm tính trực quan của bài giảng cho những môn học, tiết dạy phù hợp. Những hình ảnh, video clip, đoạn nhạc được lồng ghép, chêm xen làm cho giờ học trở nên sinh động, tạo hứng thú, cuốn hút người học. Mô hình minh họa trên máy chiếu cũng khiến học sinh dễ hình dung hơn; những hình ảnh sinh động trên màn hình đã giúp học sinh dễ hiểu bài hơn so với việc chỉ mô tả bằng ngôn ngữ nói đơn thuần như trước đây. Việc đưa giáo án điện tử và công nghệ thông tin vào giảng dạy đã góp phần đổi mới tiết học lên nhiều, làm cho khối lượng kiến thức trong một tiết dạy truyền đạt tới học sinh được tăng lên. Thay cho thời gian đọc chép hay ghi bảng, giáo viên có thể bổ sung nhiều ví dụ minh họa, giúp học sinh tiếp cận với khối lượng kiến thức phong phú hơn gấp nhiều lần.

Nói tóm lại, hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục hiện nay, chúng ta luôn xác định học sinh là nhân tố trung tâm, nhà giáo phải đóng vai trò khơi gợi, dẫn dắt học sinh tiếp cận với kiến thức. Muốn làm được điều này, quá trình tiếp xúc, tương tác giữa thầy và trò là không thể thiếu. Nhà giáo có thể định hướng học sinh tiếp cận với nguồn tri thức phong phú trên mạng, vận dụng phù hợp, linh hoạt các phương tiện dạy học hiện đại sao cho không triệt tiêu hoạt động tương tác cần thiết giữa thầy và trò. Quá trình này không chỉ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với kiến thức mà còn giúp các em cảm nhận được tình cảm, sự ân cần, quan tâm của thầy cô. Cũng thông qua quá trình tương tác này, giáo viên dễ dàng quán xuyến lớp học, quan tâm đến từng học sinh trong lớp.

Với vai trò quan trọng này của người dạy, rõ ràng dù máy móc, thiết bị hiện đại tới đâu cũng không thể thay thế được vị thế của người thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tương tác với học sinh.

Nhà giáo cn bi dưng năng lc ngôn ng

Qua quá trình trải nghiệm thực tế, chúng ta nhận thấy trong các tiết dạy, việc trình chiếu cho học sinh các thông tin, hình ảnh, số liệu đã khiến cho thời gian giáo viên tương tác với học sinh bằng ngôn ngữ trực tiếp bị giảm đi đáng kể. Những gì học sinh được nghe và nhìn thấy chủ yếu là từ các máy móc, phương tiện hiện đại hỗ trợ dạy học. Thời gian của học sinh trong một tiết học có sử dụng thiết bị hiện đại chủ yếu chỉ để sử dụng cho việc nghe và quan sát trên màn hình. Vô hình trung, giờ học đã chuyển từ hình thức đọc - chép trước đây sang nhìn - chép, chiếu - chép, lời thuyết giảng của người thầy giảm đi rõ rệt, ít nhiều phần nào đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết dạy. Trước thực tế đó, chúng ta nên tránh việc lạm dụng quá mức, ỷ lại vào sự tiện dụng của các phương tiện dạy học hiện đại mà xem nhẹ vai trò của người thầy - nhất là phương tiện ngôn ngữ nói của thầy tương tác với trò trong giờ học.

V trí ca nhà giáo trong dy hc hin đi s vn đưc gi vng nếu biết t bi dưng, rèn luyn nhng năng lc và k năng cn thiết; đng thi kết hp hài hòa các phương tin, phương pháp dy hc truyn thng và hin đi.

Để đạt hiệu quả cao trong dạy học ngày nay, cần có sự quan tâm thỏa đáng đến việc phối hợp hợp lý giữa phương tiện dạy học hiện đại với ngôn ngữ của thầy cô vì lời giảng của người thầy trong giờ học vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh. Nhà giáo hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức “độc tôn” như dạy học truyền thống, mà là người hỗ trợ hướng dẫn học sinh tìm chọn và xử lý thông tin. Nên nhà giáo cần ý thức sự thay đổi vai trò của mình trong dạy học, từ chủ động sang chủ đạo. Dù vậy, tác dụng của hoạt động tương tác trong quá trình dạy và học luôn luôn được xem trọng, đòi hỏi mỗi giáo viên cần trang bị những năng lực và kỹ năng cần thiết trong đó có năng lực ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giờ dạy.

Một trong những “công cụ” của giáo viên là lời nói. Công cụ này có sắc bén thì dạy học mới có hiệu quả. Dù các phương pháp khác được đề cao nhưng phương pháp diễn giảng vẫn luôn cần thiết trong nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp đắc lực. Cho nên, để giữ vững vai trò chủ đạo trong tiết học hiện nay, nhà giáo phải rèn luyện kỹ năng giảng dạy, trong đó, cần chú trọng một trong những kỹ năng sư phạm hàng đầu là ngôn ngữ nói. Âm lượng giọng nói phải đủ nghe, rõ ràng, diễn đạt dễ hiểu, không bị nói lắp, nói ngọng, nói nghịu... có tinh thần vững vàng, thoải mái, tự tin làm chủ lớp học...

Để nâng cao vai trò người dạy sao cho ngày càng phù hợp trong tiết dạy học hiện đại ngày nay, nhà giáo phải tự mình rèn luyện bền bỉ, liên tục về năng lực ngôn ngữ, sao cho ngày càng hoàn thiện về khả năng nói và viết của mình. Không dựa dẫm, ỷ lại, lệ thuộc vào các phương tiện hiện đại mà ngại nói, ngại viết, xem nhẹ vai trò của lời nói của người thầy trong giờ học, dần dần dẫn đến lười nói, lười viết bảng... khiến năng lực ngôn ngữ mai một dần. Giáo viên tự bồi dưỡng rèn luyện không ngừng bằng nhiều cách, trong đó biện pháp hiệu quả nhất chính là đọc sách báo hằng ngày. Việc thường xuyên đọc sách báo, không những giúp giáo viên kịp thời cập nhật thông tin xã hội mà còn làm giàu vốn từ, nắm vững ngữ pháp, rèn luyện cho mình cách tóm tắt, nắm bắt vấn đề, thuần thục kỹ năng sử dụng ngôn ngữ viết và nói trong dùng từ, đặt câu, phát ngôn...

Như vậy, vị trí của nhà giáo trong dạy học hiện đại sẽ vẫn được giữ vững nếu biết tự bồi dưỡng, rèn luyện những năng lực và kỹ năng cần thiết; đồng thời kết hợp hài hòa các phương tiện, phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại - trong đó cần chú trọng bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ người dạy. Vai trò ấy tùy thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từng nhà giáo nhằm đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của dạy học hiện đại trong thời đại mới.

ThS. Đ Thành Dương