Thứ ba, 13/10/2020, 19h18

Nên đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn!

Vic đi mũ bo him khi tham gia giao thông đã tr thành thói quen, là văn hóa ca ngưi Vit Nam. Tuy nhiên, tình trng đi mũ bo him không đt chun, không đm bo cht lưng còn chiếm t l khá cao. Đây là mt trong nhng nguyên nhân hàng đu gây t vong khi xy ra tai nn giao thông.


Nhng loi mũ bo him bán tràn lan đu không xác đnh đưc ngun gc, xut x

Thông tin này được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo nghiên cứu chất lượng mũ bảo hiểm trong khuôn khổ dự án “Hành trang an toàn” do Ủy ban ATGT quốc gia và Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP) vừa tổ chức tại TP.HCM.

Thi trang nhưng không an toàn

PGS.TS Phạm Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng, chống chấn thương, Trường ĐH Y tế Công cộng - cho biết mặc dù tỉ lệ đội mũ bảo hiểm ở Việt Nam đạt ở mức cao nhưng tình trạng đội mũ rẻ tiền, mỏng, mũ nhái vẫn còn phổ biến.

Trong một nghiên cứu về chất lượng mũ bảo hiểm do nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phạm Việt Cường thực hiện vào cuối năm 2019 tại TP.HCM và tỉnh Thái Nguyên, trong khoảng 90% người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm có tới 25-30% đội mũ bảo hiểm kém chất lượng và mũ lưỡi trai. “So với những loại mũ bảo hiểm khác thì mũ lưỡi trai thoải mái và thời trang nhất. Nhưng đây là loại mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn về trọng lượng, hoặc không có lớp xốp, hấp thụ xung động… nên không đạt chuẩn an toàn cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, cũng có một số loại mũ bảo hiểm lưỡi trai đạt chuẩn nhưng tỉ lệ này rất thấp, chỉ chiếm 1- 2%”, ông Cường phân tích.

Theo ông Cường, loại phổ biến nhất trong số các mũ bảo hiểm thì mũ nửa đầu/hở mặt thường sẽ bảo vệ đầu tốt hơn nếu đội đúng cách và đảm bảo chất lượng. Riêng loại mũ bảo hiểm cả đầu là tốt nhất nhưng vì điều kiện khí hậu nên ít người sử dụng. Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia - cho rằng cần đặt vấn đề chất lượng mũ bảo hiểm lên hàng đầu. Tại sao cứ 100 người ngã xuống đường thì đa số đều bị chấn thương đầu, số người không bị chấn thương thì rất ít. Trong khi nghiên cứu cho thấy, nếu đội mũ đạt chuẩn thì giảm thiểu chấn thương sọ não rất cao nếu có va chạm. “Tôi đề nghị phải bỏ ngay chữ “mũ bảo hiểm lưỡi trai” trong hồ sơ kiểm định. Không có thuật ngữ nào là “mũ bảo hiểm lưỡi trai” cả”, ông Hùng nhấn mạnh.

Cn chng li hàng gi

Bà Trịnh Thu Hà - đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - cho biết trong 9 tháng đầu năm 2020, các cơ quan chức năng đã bắt giữ 2.666 chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng (giảm 61,14% so với cùng kỳ năm trước); bắt giữ 623 mũ bảo hiểm giả (giảm 74,57% so cùng kỳ năm trước).

Báo cáo tình hình mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng trên địa bàn TP.HCM, ông Hà Lập Ninh - Đội trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP.HCM - cho hay từ năm 2016 đến nay lực lượng Cảnh sát kinh tế - Công an TP.HCM đã phát hiện và thụ lý khoảng 17 vụ mua bán, sản xuất mũ bảo hiểm giả, đã phạt vi phạm hành chính khoảng 15 vụ với số tiền khoảng 196 triệu đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2020, lực lượng phát hiện và thụ lý 4 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 2 vụ, tịch thu 590 mũ bảo hiểm và các phụ kiện.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó Trưởng ban chuyên trách, Ban ATGT TP.HCM, trong những năm qua, TP.HCM đã thực hiện tốt Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện. Trong đó tỉ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi trên địa bàn đã không ngừng tăng: 40% (2017) lên 66% (2018) và 70% (2019), phấn đấu đạt trên 80% (2020). “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy, xe đạp điện đã trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa giao thông tại TP.HCM. Trong thời gian tới, chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực, làm tốt hơn nữa các giải pháp đã đề ra nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, qua đó góp phần nâng cao ý thức tự giác, chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn TP.HCM”, ông Tường khẳng định.

Bài, ảnh: H Trinh