Thứ ba, 25/8/2020, 20h28

Những lưu ý khi trẻ vào lớp 1

Thi đim này, các trưng tiu hc ti TP.HCM đã sn sàng cho vic trin khai Chương trình giáo dc ph thông mi lp 1. Theo nhiu giáo viên, đ tính ưu vit ca chương trình mi, sách giáo khoa (SGK) mi đt đưc hiu qu tt nht thì rt cn s phi hp, đng hành ca ph huynh, hưng ti vic thng nht trong phương pháp giáo dc tr lp 1.


Hc sinh lp 1 (năm hc 2019-2020) Trưng Tiu hc Võ Văn Tn (Q.6) trong tiết hc theo hưng phát trin năng lc bn thân (nh minh ha)

Thng thn v tính cách, năng lc ca tr

Thầy Lê Công Minh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương, Q.1) cho hay, ngay thời điểm tuyển sinh lớp 1, nhà trường đã công khai SGK mới đến toàn thể phụ huynh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phụ huynh tiếp cận, lựa chọn đúng SGK. Có thể phụ huynh sẽ chưa hình dung về chương trình mới với hướng tiếp cận như thế nào nhưng trước mắt, với phụ huynh điều mới rõ rệt nhất sẽ là SGK mới. Ngay trong một quận/huyện, với trường này trường kia đã có những hướng chọn lựa bộ SGK khác nhau, từ đó sẽ không tránh khỏi những băn khoăn của phụ huynh về SGK mới. “Câu hỏi mà nhà trường thường nhận được từ phía phụ huynh là SGK mới dạy có khác SGK cũ không, có khó quá không. Khi phụ huynh làm thủ tục nhập học cho con, bộ phận tuyển sinh nhà trường sẽ một lần nữa hướng dẫn, giải thích cho phụ huynh hiểu về việc đổi mới SGK để mọi người yên tâm, đồng hành, có hướng chuẩn bị tâm thế cho con sẵn sàng bước vào năm học mới”, thầy Minh chia sẻ.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Lệ Hằng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Văn Tần, Q.6) cho biết chương trình mới tiếp cận theo hướng phát triển năng lực của trẻ, vì vậy, để hiệu quả và thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, cần nhất là sự thống nhất của phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm về năng lực, tính cách của con mình. “Phụ huynh nên mạnh dạn trao đổi với giáo viên ngay từ đầu năm học mới. Đặc biệt, với những trẻ có tính cách đặc biệt như quá hiếu động hoặc trầm, hay gặp các vấn đề về ngôn ngữ thì phụ huynh càng phải trao đổi kỹ và thường xuyên với giáo viên để thầy cô có phương pháp giáo dục đặc biệt cũng như thống nhất trong cách giáo dục trẻ”, cô Hằng khuyên.

Ở thời điểm năm học mới sắp bắt đầu, cô Hằng cho rằng khi đã có SGK mới, phụ huynh có thể cho trẻ xem qua trước để tạo sự hứng thú. Tốt nhất là phụ huynh nên dành thời gian để cho trẻ làm quen với các con số, mặt chữ và sách, bút. Lưu ý rằng không ép con học mà nên sử dụng những hình ảnh trực quan, thông qua các trò chơi để trẻ cảm thấy việc học cùng sách, cùng những con chữ, con số không quá nhàm chán mà ngược lại có sự thú vị, thích thú. Phụ huynh cũng có thể dẫn trẻ vào tham quan ngôi trường tiểu học mà trẻ sẽ học để con cảm thấy được không gian gần gũi, bớt bỡ ngỡ khi bước vào năm học mới.

Thng nht trong cách giáo dc tr

Cái hay của Chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai ở lớp 1, theo nhiều giáo viên, đó là phát huy đúng tinh thần “lấy học sinh làm trung tâm”. Nếu như ở chương trình hiện hành, giáo viên sẽ nói và trẻ sẽ học theo cách nói đó thì ở chương trình mới, trẻ sẽ được nói nhiều hơn, còn giáo viên có nhiệm vụ lắng nghe trẻ, uốn nắn và dạy trẻ từ những cách nói, cách hiểu của trẻ. “Đơn giản như trong việc dạy trẻ cách đánh vần chữ, ở chương trình mới cách đánh vần có thể sẽ không thống nhất trong tất cả học sinh cùng một lớp học mà có thể với em này giáo viên sẽ sử dụng cách đánh vần này, với em kia lại áp dụng cách đánh vần khác, xuất phát từ chính năng lực của học sinh, miễn sao là các em cảm thấy dễ hiểu, không bị gò bó. Nói như vậy để phụ huynh hiểu rằng tính linh hoạt của chương trình mới sẽ rất có lợi cho trẻ. Tuy nhiên, lại rất cần đến sự chung tay, đồng hành của phụ huynh”, cô Nguyễn Thị Lệ Hằng nhấn mạnh. Ngoài việc thẳng thắn trao đổi với giáo viên về tính cách, năng lực của trẻ, cô Hằng cho rằng chính sự linh hoạt của chương trình mới nên phụ huynh cũng cần phải cởi mở hơn nữa với giáo viên trong phương pháp dạy trẻ ở nhà, làm sao có sự thống nhất để đạt được hiệu quả giáo dục trẻ tốt nhất.

Nhiều giáo viên cho rằng việc thay đổi môi trường học tập từ mầm non sang tiểu học sẽ khiến trẻ ít nhiều bị xáo trộn tâm lý, nhất là với những trẻ nhút nhát. Vì thế, điều quan trọng nhất trong thời điểm đầu của năm học mới là phụ huynh cần cùng với giáo viên, nhà trường ổn định được tâm sinh lý cho trẻ, đặc biệt là giáo dục được trẻ nề nếp, tác phong, giúp trẻ yêu thích việc đến trường. “Với trẻ lớp 1, phụ huynh không nên quá kỳ vọng vào kết quả học tập của con, bởi kết quả, sự tiến bộ sẽ là cả một quá trình cần uốn nắn, rèn giũa của gia đình và nhà trường. Phụ huynh nên tập trung để giáo dục trẻ tính tự lập, dạy trẻ hình thành những thói quen tốt về việc tự chăm sóc bản thân, vui chơi với bạn. Đặc biệt là khơi gợi trong trẻ niềm vui, niềm yêu thích khi được đến trường, yêu thầy cô, yêu bạn bè. Bên cạnh đó, phối hợp với nhà trường dạy trẻ biết tuân thủ những nội quy, quy định của nhà trường, đơn cử như việc đi học đúng giờ. Đừng để trẻ cảm thấy đi học là một áp lực, là nỗi sợ hãi...”, cô Nguyễn Hà Phương Thanh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Q.7) chỉ ra.

Đối với băn khoăn của nhiều phụ huynh, rằng trẻ có gặp áp lực không, có thiệt thòi khi vào lớp 1 mà không hề biết chữ trước, nhiều giáo viên nhận định, việc trẻ biết chữ trước không hẳn là tốt, thậm chí với nhiều trường hợp còn gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy trẻ. Bởi trẻ biết chữ trước so với các bạn sẽ sinh tâm lý chủ quan, thiếu hợp tác với giáo viên. Cô Lê Thanh Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1) khẳng định, việc hướng dẫn trẻ học chữ ở lớp 1 trước tiên là nhiệm vụ của giáo viên dạy lớp 1. Phương pháp giáo dục trẻ được áp dụng theo phương pháp cá thể hóa, bắt đầu từ năng lực của mỗi trẻ. Do vậy, dù trẻ biết chữ trước hay chưa biết chữ thì giáo viên đều sẽ dành sự quan tâm và uốn nắn như nhau. “Chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép giáo viên có sự chủ động hơn nữa trong cách giáo dục trẻ, tùy theo năng lực của trẻ. Song, điều cần thiết nhất vẫn là sự phối hợp của gia đình với giáo viên, với nhà trường trong cách giáo dục trẻ để có sự thống nhất phương pháp dạy trẻ”, cô Hương nói.

Bài, ảnh: Đ.Yến