Thứ sáu, 23/4/2021, 17h14

Tăng tính chủ động của nhà trường với dạy học trực tuyến

Đưa dy hc trc tuyến vào trong nhà trưng là cn thiết và phù hp vi xu thế giáo dc, tăng tính ch đng, linh hot cho tng nhà trưng, góp phn nâng cao cht lưng giáo dc. Tuy nhiên, trin khai như thế nào đ giáo dc trc tuyến tr thành phương thc giáo dc thưng xuyên, song hành cùng giáo dc truyn thng thì li cn mt cơ chế rõ ràng đ không “mnh trưng nào trưng đó làm”.


Nhà trưng đưc tăng tính ch đng vi dy hc trc tuyến (nh minh ha)

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Trong đó, cho phép các cơ sở giáo dục được sử dụng dạy học trực tuyến hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp, được áp dụng các cách thức kiểm tra đánh giá tương đương như dạy học trực tiếp, theo quy định của Bộ GD-ĐT. Từ ngày 16-5-2021, thông tư sẽ chính thức có hiệu lực.

Dy hc trong tình hình mi

Đánh giá cao tính thiết thực và kịp thời của thông tư, thầy Phạm Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) nhìn nhận, thông tư đã trao quyền chủ động rất lớn cho các nhà trường trong xây dựng kế hoạch giáo dục một cách linh hoạt. Với tinh thần của thông tư, các cơ sở giáo dục sẽ căn cứ vào điều kiện giảng dạy, chương trình nhà trường để thiết kế kế hoạch dạy học trực tuyến trong từng môn học cho phù hợp. Về lâu về dài, sẽ đưa dạy học trực tuyến trở thành một bộ phận không thể tách rời trong phương thức giáo dục của nhà trường.

Đặc biệt, đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, đặt trong bối cảnh xây dựng giáo dục thông minh, thầy Cường cho rằng thông tư càng thêm có ý nghĩa khi giúp các nhà trường hình thành thói quen tự học, thói quen học tập mọi lúc mọi nơi, dừng đến trường nhưng không dừng học. “Trước đây, dạy học trực tuyến chỉ được xem như một giải pháp tình thế trong mùa dịch, được áp dụng khi học sinh không thể đến trường. Điều này khiến nhà trường, giáo viên và học sinh, phụ huynh bị động. Thậm chí, có khi là lúng túng. Do vậy, khi trở thành một trong những phương thức giáo dục được phép thay thế dạy học trực tiếp để truyền tải nội dung bài học sẽ buộc giáo viên, nhà trường, học sinh và phụ huynh phải cùng “chuyển động”, đồng hành. Đưa dạy học trực tuyến vào nhà trường, các cơ sở giáo dục cũng sẽ có thời gian hơn để thực hiện đa dạng các nội dung chương trình giáo dục, hướng đến phát triển toàn diện học sinh…”, thầy Cường bày tỏ.

Trường THCS Minh Đức là đơn vị đã triển khai dạy học trực tuyến rất “thành công” trong mùa dịch khi đưa dạy học trực tuyến vào trong tất cả các môn học. Cô Trần Thúy An - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, rất hoan nghênh và đồng tình với thông tư cho phép đưa giáo dục trực tuyến trở thành một bộ phận của hoạt động giáo dục nhà trường. Hiệu trưởng này cho hay, thông tư sẽ là cầu nối buộc mỗi nhà trường phải hoàn thiện hơn nữa về đội ngũ giáo viên có chuyên môn về CNTT, và cũng là cầu nối để giáo viên đa dạng hơn nữa phương pháp giảng dạy của mình. “Trước giờ giáo dục hay nhắc đến cụm từ giáo dục thông minh, giáo dục trong bối cảnh 4.0. Khi dạy học trực tuyến song hành với dạy học trực tiếp, cùng thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình giáo dục chính là cách cụ thể hóa giáo dục 4.0, giáo dục thông minh, nhất là giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh, giúp nhà trường, giáo viên, phụ huynh, học sinh luôn chủ động, sẵn sàng, trang bị cho học sinh kỹ năng tự học…”, cô An nhấn mạnh.

Cn có s đng b v cơ s h tng

Dù được trao tính mở để các nhà trường chủ động, thích ứng với giáo dục hiện đại, song nhiều cán bộ quản lý cho rằng, để giáo dục trực tuyến thực sự trở thành một thói quen và triển khai hiệu quả trong từng nhà trường, theo điều kiện của mỗi đơn vị lại là câu chuyện… dài để bàn, quan trọng hơn cả là tập huấn bài bản cho đội ngũ giáo viên, trang bị đồng bộ về cơ sở hạ tầng, có bài toán để “không học sinh nào bị bỏ lại phía sau” trong cuộc “cách mạng công nghệ” này.

“Trước hết, nên trao quyền chủ động trong thiết kế nội dung dạy học trực tuyến cho từng nhà trường. Từ sự chủ động này, mỗi nhà trường sẽ biết để đưa nội dung nào, môn học nào, kiến thức nào vào dạy học trực tuyến. Từng trường sẽ đưa lồng ghép vào chương trình giáo dục chính khóa, bước đầu ở một số môn ít đòi hỏi tính tương tác cao như kỹ năng hay một số môn học thiếu giáo viên…”, thầy Phạm Văn Cường chia sẻ.

Để dạy học trực tuyến trở thành “nếp” trong mỗi nhà trường song cũng không quá lạm dụng, hiệu trưởng một trường tiểu học Q.1 cho rằng, cần đưa dạy học trực tuyến vào phân phối chương trình, với khoảng thời lượng cụ thể, trong từng hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với từng bậc học và quy định rõ hơn nữa về kiểm tra đánh giá. “Trong bối cảnh dịch bệnh thì dạy học trực tuyến sẽ thay thế 100% dạy học trực tiếp. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường thì cần nêu rõ hơn dạy học trực tuyến sẽ triển khai như thế nào. Điều này sẽ tránh được tình trạng giáo viên, nhà trường “lạm dụng” dạy học trực tuyến…”.

Trong khi đó, lãnh đạo một phòng GD-ĐT lại cho rằng, dạy học trực tuyến khi được phép trở thành phương thức giáo dục chính thức trong nhà trường sẽ giúp các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục có sĩ số học sinh đông tỷ lệ học 2 buổi/ngày còn thấp, chủ động và triển khai hiệu quả hơn chương trình giáo dục, nhất là đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. “Điều kiện phòng học không cho phép học sinh học trực tiếp thì lớp học ảo sẽ vẫn là lớp học mở ra cho học sinh tiếp cận với nhiều kiến thức, nhiều nội dung giáo dục. Quan trọng là các nhà trường sẽ tận dụng điều này như thế nào, triển khai ra làm sao để học sinh được thụ hưởng nhiều nhất…”.

Là đơn vị ngoại thành, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện học sinh còn gặp nhiều khó khăn, thầy Nguyễn Bảo Ngọc - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh An (huyện Cần Giờ) nhìn nhận, để dạy học trực tuyến trở thành “nếp” của nhà trường có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn. “Trước đây, khi dạy học trực tuyến là phương thức dạy học duy nhất trong mùa dịch, tỷ lệ học sinh nhà trường tham gia học trực tuyến cũng không quá cao. Rất nhiều học sinh không có điều kiện để tiếp cận với phương thức dạy học này. Khi dạy học trực tuyến trở thành phương thức dạy học đồng hành cùng trực tiếp thì bài toán về cơ sở vật chất, điều kiện học sinh sẽ cần từng bước tháo gỡ…”.

Nhiều cán bộ quản lý cũng bổ sung thêm, khi dạy học trực tuyến được “cởi mở” hơn thì các phần mềm, app về dạy học trực tuyến cần được sự thẩm định, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, thiệt thòi nhất sẽ là các nhà trường, và nhất là các em học sinh.

Đ Giang Quân