Thứ sáu, 28/5/2021, 16h40

Tự tin bước vào kỳ thi tuyển sinh 10

Đến thi đim này, khi TP.HCM đã và đang kim soát tt dch Covid-19, k thi tuyn sinh 10 năm 2021 ti thành ph vn din ra theo đúng kế hoch trong hai ngày 2 và 3-6 (sáng 1-6 làm th tc d thi) vi 3 môn ng văn, toán và tiếng Anh.


Hc sinh Trưng THCS An Phú (Q.2) ôn tp ti trưng chun b cho k thi tuyn sinh 10 sp ti

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, do việc học và ôn tập của học sinh bị gián đoạn bởi dịch Covid-19 nên ma trận và mức độ phân hóa trong đề thi năm nay sẽ giảm; các câu hỏi mức độ nhận biết, thông hiểu sẽ tăng, song vẫn đảm bảo mức độ phân hóa để phục vụ công tác tuyển sinh.

Kiến thc ch yếu trong chương trình lp 9

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm 2021, toàn thành phố có 99.596 học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó có 83.324 học sinh đăng ký dự thi tuyển sinh 10. Năm nay, tổng số chỉ tiêu vào lớp 10 tại 114 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố là 67.989 chỉ tiêu. Do mùa tuyển sinh 10 năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng đến chất lượng ôn tập và tâm lý của học sinh lớp 9. Các trường THCS trên địa bàn thành phố đã xây dựng phương án ôn tập trực tuyến, trực tiếp đảm bảo giãn cách và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết cấu trúc đề thi tuyển sinh 10 năm nay vẫn giữ nguyên song số câu hỏi phân hóa, nâng cao trong đề thi sẽ được tính toán để giảm bớt, trên cơ sở vẫn đảm bảo được độ phân hóa để thực hiện tốt công tác tuyển sinh. Nội dung đề thi vẫn được ra theo hướng vận dụng, gắn kiến thức bài học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, do đó các em học sinh không nên học tủ, học vẹt. “Kiến thức trong đề thi như đã công bố từ đầu năm học là nằm hoàn toàn trong chương trình THCS và chủ yếu trong chương trình lớp 9. Vì vậy, trong quá trình ôn tập, các em học sinh cần đảm bảo nắm chắc những kiến thức cơ bản theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, từ đó vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn”, ông Hiếu cho biết thêm. Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng nhấn mạnh, việc học là cả một quá trình ngay từ đầu năm chứ không phải một sớm một chiều. Do đó, trong khoảng thời gian này, các em học sinh chỉ nên sắp xếp, hệ thống lại kiến thức đã học, chứ không phải là học lại từ đầu. Điểm lại mức độ kiến thức trong từng môn học, phần kiến thức nào chưa nắm chắc thì xem lại, phần nào đã nắm chắc thì củng cố thêm. “Thời gian này rất cần phụ huynh đồng hành, theo sát cùng học sinh, nhắc nhở các em về giờ giấc ôn tập, đảm bảo sức khỏe, xây dựng thời gian biểu ôn tập một cách khoa học, hợp lý. Phụ huynh cũng không nên gây áp lực cho các em mà cần phải động viên để các em cố gắng, làm sao tạo sự tự tin nhất cho các em bước vào kỳ thi”, ông Hiếu lưu ý.

CÁC VT DNG ĐƯC PHÉP MANG VÀO PHÒNG THI

Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, các vật dụng học sinh được phép mang vào phòng thi gồm: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ. Ngoài ra, các giấy tờ không thể thiếu để bước vào phòng thi bao gồm: Phiếu dự thi, CMND (thẻ CCCD), thẻ học sinh. Thời gian làm bài thi môn toán và ngữ văn là 120 phút/môn; ngoại ngữ là 90 phút. Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu trong đề thi; điểm bài thi được cho theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25. Hệ số bài thi ở 3 môn thi đều được tính theo hệ số 1. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 bài thi và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên. Học sinh trúng tuyển phải dự thi cả 3 bài thi và không có bài nào bị điểm 0.

Ở môn ngữ văn, ông Trần Tiến Thành (chuyên viên môn ngữ văn, Sở GD-ĐT TP.HCM) lưu ý, thời điểm này song song với hệ thống lại các kiến thức cơ bản, trọng tâm của môn học, nắm vững những nội dung quan trọng trong từng tác phẩm, học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm bài, thành thạo các thao tác lập luận. Đề thi không kiểm tra khả năng thuộc bài, ghi nhớ của học sinh nên các em cần trang bị thật tốt kỹ năng ở từng dạng bài, tuyệt đối không học tủ, học vẹt, học theo văn mẫu… Đối với môn toán, ông Dương Bửu Lộc (chuyên viên môn toán, Sở GD-ĐT TP.HCM) khẳng định, phạm vi kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình THCS, chủ yếu ở lớp 9. Vì vậy, để làm tốt đề thi, học sinh nên nắm chắc kỹ năng giải ở từng dạng câu hỏi. “Thời điểm này, các em nên hệ thống lại kiến thức môn học, nắm chắc kiến thức trong chương trình lớp 9 để vận dụng. Khi làm bài thi, câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau, phân bố thời gian hợp lý, giải đến đâu chắc đến đó, đặc biệt là chú ý làm thật tốt các phần bài toán cơ bản”, ông Lộc lưu ý. Còn với môn tiếng Anh, ông Trần Đình Nguyễn Lữ (chuyên viên môn tiếng Anh, Sở GD-ĐT TP.HCM) nhấn mạnh, học sinh cần nắm chắc các điểm kiến thức ngữ pháp cơ bản trong chương trình học, chú trọng trang bị vốn từ vựng để có thể hiểu và vận dụng được năng lực ngôn ngữ vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

T tin bưc vào k thi

Ông Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhìn nhận, để tự tin bước vào kỳ thi tuyển sinh 10, các em học sinh cần lưu ý giữ gìn sức khỏe, có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp, cân đối giữa học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, không nên học ngày học đêm, vừa không hiệu quả mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ huynh cũng cần lưu ý, không nên đưa con đi học thêm quá nhiều trong khoảng thời gian gần đến ngày thi. Bởi việc học thêm quá nhiều có thể khiến các em bị “bội thực”, mệt mỏi, không còn thời gian để hệ thống lại các kiến thức cũ. Đến gần ngày thi, các em nên đến trường đặt điểm thi ghi trong phiếu dự thi để nắm được lộ trình và dự kiến thời gian, phương tiện di chuyển. Việc chủ động về thời gian sẽ là bước khởi đầu giúp các em tự tin bước vào kỳ thi. Nhớ chuẩn bị kỹ các vật dụng cần thiết cho kỳ thi như bút bi, bút chì, gôm, compa, thước kẻ…, phiếu dự thi, chứng minh nhân dân, thẻ học sinh. Các vật dụng này các em nên đựng trong túi nhựa đựng hồ sơ để dễ dàng mang theo. Khi bước vào ngày thi, các em cần thực hiện nghiêm túc nội quy thi, có mặt trước giờ quy định sớm hơn khoảng 15 phút để ổn định tâm lý. Lưu ý, tuyệt đối không được mang theo điện thoại và bất kỳ tài liệu, vật dụng nào không đúng theo quy định vào phòng thi. “Khi làm bài thi, các em hãy bình tĩnh đọc thật kỹ đề thi, câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau, làm đến đâu chắc đến đó. Khi thi xong 1 môn đừng quan tâm đến kết quả bài làm của môn đó mà nên dồn sức cho các môn thi tiếp theo”, ông Ngai nhắn nhủ.

Để có thể bước vào kỳ thi với một tâm thế ổn định, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A (giảng viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM) cho rằng phụ thuộc rất nhiều vào lộ trình ôn tập khoa học và chuẩn bị sức khỏe của các em học sinh. Ngoài ra, đó còn là việc nắm vững, tuân thủ đúng quy chế, nội quy phòng thi cũng như các điều khoản liên quan đến kỳ thi. Vào ngày thi, các em hãy dậy sớm, ăn uống đầy đủ, đến phòng thi đúng giờ cũng sẽ hỗ trợ các em giải quyết những điều bất an trong phòng thi.

Bài, ảnh: Yến Hoa