Thứ tư, 5/10/2022, 13h59

Viết tiếp bài TP.HCM khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ (ngày 21-9): Hết năm 2023 sẽ có đội ngũ giáo viên tích hợp bài bản

Đưc đào to, bi dưng ti thiu 3 tháng, giáo viên đơn môn đ điu kin đng lp ging dy các môn lch s - đa lý, khoa hc t nhiên trong Chương trình giáo dc ph thông 2018. Dù vy, đ có th làm ch liên môn thì giáo viên và nhà trưng đi din vi nhiu thách thc.


 các môn tích hp, giáo viên còn gp nhiu khó khăn khi làm ch liên môn (nh minh ha)

Trong khi đó, phải đến hết năm 2023, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản theo đúng chuyên ngành ở các trường ĐH mới tốt nghiệp ra trường, với khoảng trên 150 giáo viên lịch sử - địa lý, khoa học tự nhiên tốt nghiệp 2 trường ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Sài Gòn.

Giáo viên thiếu t tin vì “biết có 2 mà dy 1”

Là tổ trưởng Tổ địa lý bậc THCS ở Q.1, cô Đào Thị Bích Thủy (Tổ trưởng Tổ chuyên môn lịch sử - địa lý Trường THCS Minh Đức, Q.1) vẫn gặp nhiều khó khăn khi đứng lớp giảng dạy môn lịch sử - địa lý ở khối 6, 7 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. “Khó khăn nhất là do được đào tạo đơn môn nhưng phải đứng lớp giảng dạy kiến thức đa môn. Thực tế, dù đã được tập huấn thêm môn lịch sử song kiến thức không đủ sâu để có thể mở rộng cho học sinh trong các bài học. Điều này vô tình khiến cho các tiết giảng dạy trở nên bớt thú vị và kém lôi cuốn học sinh. Thậm chí, có lúc học sinh hỏi kiến thức lịch sử mà giáo viên cứ ngẩn ra vì mình có biết đâu. Để có thể dạy “đều tay” ở cả 2 phần địa lý và lịch sử trong môn tích hợp thì cần cả một quá trình tích lũy, nghiên cứu chứ không phải đơn thuần chỉ là một khóa bồi dưỡng vài ba tháng”, cô Đào Thị Bích Thủy chia sẻ. Từ thực tế trên, cô Đào Thị Bích Thủy cho rằng giáo viên tích hợp đứng trước thách thức phải liên tục tự mình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, học hỏi thêm từ đồng nghiệp thì mới có thể phần nào tự tin đứng lớp giảng dạy học sinh, chứ không thể “biết 2 mà chỉ dạy 1”.

Trong khi đó, cô N.T.H (giáo viên môn khoa học tự nhiên tại một trường THCS tại Q.Bình Tân) kể lại một tình huống “khóc dở mếu dở” mà cô từng gặp phải trong quá trình đứng lớp dạy môn khoa học tự nhiên khối 6 trong năm học trước: Trong tiết học môn khoa học tự nhiên, khi đến phần vật lý, một học sinh giỏi hỏi thêm về kiến thức liên quan đến nội dung bài học nhưng gắn liền với thực tế cuộc sống để nhờ cô giải thích, lúc đó quá bất ngờ nên tôi “xin khất” với em ấy để hôm sau sẽ trả lời vì bây giờ cô có việc bận rồi. Lúc đó chỉ là “chống chế” với học sinh thôi chứ thực ra kiến thức đó tôi đã biết đâu vì nó là kiến thức mở rộng, trong khi giáo viên được bồi dưỡng dạy môn tích hợp chỉ được trang bị các kiến thức cơ bản đứng lớp. Tức là chỉ đảm bảo dạy cho học sinh được kiến thức cơ bản, nền tảng, còn kiến thức mở rộng, chuyên sâu thì rất khó.

Năm 2023 mi có đi ngũ giáo viên bài bn

Nhận định về việc chuẩn bị lộ trình, đội ngũ giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là đối với các môn học mới, ông Võ Văn Thật (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn) đánh giá, Sở GD-ĐT TP.HCM đã rất tích cực và chủ động trong việc bồi dưỡng giáo viên. Ngay từ năm 2019, sở đã có văn bản về việc thực hiện chương trình trên nền tảng Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT, phối hợp với Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong đó, Trường ĐH Sài Gòn đã xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sự thẩm định của các nhà khoa học. “TP.HCM đã rất quyết liệt xây dựng chương trình, triển khai bồi dưỡng giáo viên, mở lớp bồi dưỡng ngay tại quận/huyện, tạo điều kiện tối đa cho giáo viên ngay cả trong đỉnh dịch. Dù vậy, để một giáo viên có thể làm chủ liên môn trên lớp thì còn nhiều trường gặp rất nhiều khó khăn”, ông Võ Văn Thật thẳng thắn nói.

Nói về việc đào tạo sinh viên đối với các môn tích hợp, đại diện Trường ĐH Sài Gòn cho hay, năm 2019 trường mới có mã ngành sư phạm lịch sử - địa lý và sư phạm tự nhiên. Theo lộ trình thì kết thúc năm 2023 mới có lứa giáo sinh đầu tiên. “Chỉ tiêu ngành sư phạm tự nhiên và lịch sử - địa lý là 30 sinh viên mỗi môn. Tính đến thời điểm này, còn 90% sinh viên theo học. Như vậy, ra trường có khoảng 54 giáo sinh. Tuy nhiên, đến nay trường đã bồi dưỡng thêm cho gần 5.000 giáo viên ở bộ môn tích hợp. Với lộ trình này thì TP.HCM không lo thiếu giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, ông Võ Văn Thật thông tin thêm.


Theo l trình, đến hết năm 2023 TP.HCM mi có đi ngũ giáo viên tích hp đưc đào to bài bn t các trưng ĐH (nh minh ha)

Tương tự, theo lộ trình, năm 2023 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ có lứa giáo sinh đầu tiên ở các môn lịch sử - địa lý, khoa học tự nhiên ra trường. Trong đó, có 60 giáo sinh môn khoa học tự nhiên và 40 đến 50 giáo sinh môn lịch sử - địa lý. Ngoài ra, trường cũng thực hiện bồi dưỡng giáo viên tích hợp với thời gian tối thiểu 3 tháng. Ông Cao Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) thừa nhận, áp lực của đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là có, nhất là với những giáo viên ở các môn học mới như lịch sử - địa lý, khoa học tự nhiên.

Là đơn vị ngoài công lập, có thuận lợi về cơ sở vật chất trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, song đại diện Trường Việt Úc cho rằng tâm lý giáo viên chỉ học thêm 3 tháng để đứng lớp, đảm nhiệm một môn học mới, làm chủ liên môn rất “chông chênh”. Đó là chưa kể đến sự tác động của phụ huynh, xã hội là những khó khăn mà đội ngũ giáo viên phải đối mặt thêm khi đảm nhiệm môn học mới. “Mong muốn sớm có lứa giáo sinh được đào tạo đúng chuyên ngành thì thầy cô sẽ an tâm khi được phân công giảng dạy”, vị này bày tỏ.

Bài, ảnh: Thành Nam