Thứ năm, 29/9/2022, 15h25

Viết tiếp bài TP.HCM khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ (ngày 21-9): Xã hội hóa thu hút giáo viên tiếng Anh

Trưc thc trng thiếu giáo viên tiếng Anh cc b ti TP.HCM, ngành GD-ĐT đã có nhiu gii pháp đ thu hút giáo viên b môn này.


Nh công tác xã hi hóa tt, nhiu trưng  ngoi thành thu hút đông giáo viên tiếng Anh

Trưng ngoi thành vn... hút giáo viên tiếng Anh

Thầy Ngô Minh Mẫn (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Chính Thắng 2, huyện Hóc Môn) đánh giá, sau 2 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, chất lượng dạy học lớp 1 và lớp 2 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản đã đọc, viết, tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia các hoạt động giáo dục. Đặc biệt, quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên để thầy cô quan tâm đến học sinh, đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2022-2023, 100% học sinh nhà trường được học 2 buổi/ngày, song ở nhiều lớp sĩ số vượt quá quy định, trung bình 40-42 em/lớp. Một bộ phận phụ huynh thiếu quan tâm đến con em làm ảnh hưởng đến việc phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và phụ huynh, nhất là lớp 1, lớp 2.

Thầy Mẫn thông tin, dù là trường ở ngoại thành nhưng đơn vị luôn thu hút giáo viên tiếng Anh trong giảng dạy, vì thế trường không thiếu giáo viên bộ môn này. Để có thể thu hút giáo viên tiếng Anh, trường thực hiện xã hội hóa nhằm nâng cao thu nhập cho giáo viên. “Giáo viên tiếng Anh ở trường được hưởng 2 đầu lương, đó là lương từ ngân sách và lương từ xã hội hóa. Cụ thể, mỗi tuần học sinh được học 8 tiết tiếng Anh với các phần mềm, trò chơi nên các em rất thích thú học tập. Các phần mềm học tiếng Anh đều được liên kết với điện thoại của phụ huynh, tạo sự kết nối, đồng thuận cao trong việc xã hội hóa môn học, tăng thu nhập cho giáo viên tiếng Anh. Chính vì thế nên thu hút giáo viên. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất, phòng chức năng ở trường đầy đủ, mỗi lớp đều được trang bị màn hình tương tác nên đáp ứng yêu cầu học tiếng Anh của học sinh, tạo niềm tin trong phụ huynh”, thầy Mẫn cho biết.

Bà Lâm Hồng Lãm Thúy (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, nhằm chuẩn bị lộ trình đưa môn tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc từ năm lớp 3 ở bậc tiểu học, cách đây 2 năm Sở GD-ĐT TP.HCM đã phối hợp với Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM để đưa giáo viên đi học, bồi dưỡng, đảm bảo cơ sở giáo viên/lớp. Việc thiếu giáo viên ở bộ môn tiếng Anh vừa có lý do chủ quan, vừa có lý do khách quan khi chỉ tiêu bộ môn này tại các trường ĐH rất hẹp so với nhu cầu của thành phố. Không những thế, khi ra trường với sự hấp dẫn của các công việc khác đã kéo đi lực lượng sinh viên bộ môn này để không đến với trường học. “Không chỉ giáo viên tiếng Anh lương thấp mà ở tất cả các bậc học, đồng lương giáo viên đều thấp. Vấn đề này đòi hỏi nhiều chế độ chính sách của nhà trường và các cơ chế để tháo gỡ”, bà Thúy nhìn nhận.

Đa dng loi hình tuyn dng song vn cn cơ chế

Tại TP.HCM, việc giảng dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện nay khá đa dạng. Ngoài chương trình của Bộ GD-ĐT, còn có nhiều loại hình tiếng Anh phục vụ rất đa dạng nhu cầu học tập của học sinh. Tính đến nay, toàn thành phố có trên 97,2% học sinh được học tiếng Anh ở cả 5 khối lớp. Các chương trình giảng dạy tiếng Anh trong trường tiểu học tại TP.HCM bao gồm: Tiếng Anh tăng cường trên 2 tiết/tuần đối với các chương trình lớp 1, lớp 2 và lớp 3 (năm học 2022-2023) sau 2 tiết tự chọn của Bộ GD-ĐT; tiếng Anh tăng cường 8 tiết/tuần đối với các chương trình lớp 4, lớp 5 (chưa thay đổi so với Chương trình giáo dục phổ thông 2018); tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam với thời lượng 8 tiết/tuần. Bên cạnh đó, nhiều phần mềm bổ trợ cũng được Sở GD-ĐT TP.HCM thẩm định để tham gia, phối hợp vào các hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại trường nhằm thu hút hơn nữa sự hứng thú học tập của học sinh.

Lương giáo viên tiếng Anh hin còn thp (lương giáo viên mi ra trưng khong hơn 3 triu đng/tháng), s tiết dy nghĩa v tương đi cao (23 tiết/tun), vì vy các qun/huyn rt khó tuyn giáo viên hoc gi chân giáo viên gii, có kinh nghim, đc bi các vùng khó khăn.

Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, việc dạy ngoại ngữ trong trường tiểu học ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao, chuẩn bị chu đáo cho việc triển khai môn học này với tư cách là môn bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh được tiếp cận với nhiều chuẩn đánh giá quốc tế góp phần cho việc hội nhập sau này. Đặc biệt, việc tiếp tục triển khai và mở rộng thực hiện đề án “Dạy và học các môn toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” ngày càng được nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho học sinh tiểu học tiếp cận với chương trình quốc tế ngày càng hiệu quả và đảm bảo chất lượng. Việc giao lưu với học sinh tiểu học quốc tế cũng đóng góp cho việc học ngoại ngữ thành công, giúp cho học sinh thể hiện tinh thần dân tộc, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến nước bạn. Thông qua việc triển khai các lớp bồi dưỡng, chuyên đề, hội thi, hoạt động ngoại khóa, ngày hội... từ cấp trường đến cấp thành phố đã tạo nên nhiều sân chơi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cho học sinh tiểu học.

Hiện nay, tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đều có sự tham gia phối hợp giảng dạy tiếng Anh qua hình thức xã hội hóa giáo viên với giáo viên bản ngữ, phần mềm, tài liệu bổ trợ, đem đến cho học sinh cơ hội mở rộng kiến thức đồng đều, tạo môi trường tốt cho tất cả học sinh. Chính nhờ công tác xã hội hóa giáo dục, chi phí dành cho việc học tiếng Anh có thể giảm rất nhiều so với việc tự đăng ký học tiếng Anh tại các trung tâm, nhất là các trung tâm nổi tiếng có giáo viên bản ngữ tham gia giảng dạy, tạo điều kiện và thu hút học sinh tham gia, thu hút giáo viên giảng dạy.

Mặc dù vậy, trước nhu cầu học tiếng Anh ở bậc tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận hiện nay công tác giảng dạy tiếng Anh vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Nhu cầu giáo viên tiếng Anh chưa được tính đúng với nhu cầu thực tế khi 100% học sinh tiểu học được học ngoại ngữ; cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ chưa đồng đều ở các trường; việc thiếu phòng học dẫn đến xây dựng “phòng học tiếng” còn hạn chế. Lương giáo viên tiếng Anh hiện còn thấp (lương giáo viên mới ra trường khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng), số tiết dạy nghĩa vụ tương đối cao (23 tiết/tuần), vì vậy các quận/huyện rất khó tuyển giáo viên hoặc giữ chân giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, đặc biệt ở các vùng khó khăn. “Sở GD-ĐT TP.HCM mong muốn Bộ GD-ĐT có hướng giảm số tiết nghĩa vụ của giáo viên dạy tiếng Anh vì dạy tiếng Anh tiểu học rất cực, không thể dạy 23 tiết nghĩa vụ/tuần với số lương trên 3 triệu đồng/tháng, điều này khiến các trường không tuyển được giáo viên và không giữ được giáo viên giỏi. Số tiết dạy khoảng 18 tiết/tuần là vừa đủ”, Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị.

Bài, ảnh: Yến Hoa